Thứ Sáu, 01/10/2021 08:43

Nợ xấu nội bảng và tiềm ẩn có thể xấp xỉ 8% vào cuối năm

Báo cáo trước Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, đại diện Ngân hàng Nhà nước cho biết tỷ lệ nợ xấu nội bảng và nợ xấu tiềm ẩn cuối năm 2021 dự kiến ở mức từ 7,1% - 7,7%. Tuy nhiên, đây là kết quả được dự báo trước và NHNN đã lên kịch bản xử lý trong thời gian tới.

Ông Nguyễn Kim Anh, Phó Thống đốc NHNN. Ảnh: SBV

Ngày 29/9, tại phiên thẩm tra về tình hình kinh tế - xã hội mà Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tiến hành, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Kim Anh đã thông tin về tình hình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng và diễn biến nợ xấu trong thời gian vừa qua.

Cụ thể, năm 2016, tỷ lệ nợ xấu nội bảng của toàn hệ thống ngân hàng là 2,46%; năm 2017 giảm xuống còn 1,99%; năm 2018 còn 1,91%; năm 2019 là 1,63% và năm 2020 là 1,76%. Nếu tính cả khoản nợ đã bán cho VAMC nhưng chưa xử lý được và nợ xấu tiềm ẩn thì năm 2016 là 10,58%, năm 2017 là 7,36%, năm 2018 là 5,85%, năm 2019 là 4,43% và sang đến năm 2020 là 3,81%.

Theo lý giải của Phó Thống đốc, nợ tiềm ẩn nợ xấu là các khoản vay trái phiếu doanh nghiệp, các khoản lãi dự thu hay các khoản nợ cơ cấu lại theo Quyết định 780 được NHNN thận trọng tính là các khoản nợ tiềm ẩn nợ xấu, có nguy cơ trở thành nợ xấu.

Về nợ xấu năm 2021, Phó Thống đốc cho biết NHNN đã lên kịch bản kỹ lưỡng và báo cáo Chính phủ về xu hướng nợ xấu tăng mạnh trong thời gian tới. Theo đó, tỷ lệ nợ xấu nội bảng và nợ xấu tiềm ẩn cuối năm 2021 dự kiến sẽ ở mức từ 7,1% - 7,7%, xấp xỉ 8%. Đây là kết quả được dự báo khi các ngân hàng đã thực hiện cơ cấu lại nợ, giãn hoãn nợ theo Thông tư 01, Thông tư 03 và Thông tư 14.

"Đây là hậu quả nặng nề của dịch COVID khi các nhà băng vừa đáp ứng vốn cho nền kinh tế nhưng vẫn phải có các biện pháp đảm bảo an toàn, sức khỏe của toàn hệ thống", Phó Thống đốc nói.

3 chỉ tiêu tái cơ cấu còn dang dở

Báo cáo kết quả thực hiện đề án cơ cấu lại hệ thống giai đoạn 2016-2020 theo Quyết định 1058 của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thống đốc Nguyễn Kim Anh cho biết, còn 3 chỉ tiêu chưa hoàn thành.

Thứ nhất là tỷ lệ thu nhập phi tín dụng/tổng thu nhập ngân hàng. Thứ 2 là tất cả các NHTMCP phải niêm yết trên thị trương chứng khoán. Thứ 3 là tỷ lệ nợ xấu và nợ tiềm ẩn nợ xấu dưới 3%.

Cụ thể, mục tiêu đến năm 2020, tỷ lệ thu nhập phi tín dụng/tổng thu nhập ngân hàng là 15%. Tuy nhiên, trên thực tế đến năm 2020, con số này chỉ đạt xấp xỉ 12% do giai đoạn 2016-2020, tăng trưởng tín dụng quá mạnh, các ngân hàng gia tăng cho vay nên tổng thu nhập tăng mạnh, trong khi tăng trưởng thu nhập phi tín dụng không theo kịp. Dù vậy, Phó Thống đốc cũng lưu ý, xét về số tuyệt đối, thu nhập phi tín dụng cuối năm 2020 đã gấp khoảng 3,3 lần so với năm 2015.

Về chỉ tiêu tất cả các NHTMCP phải niêm yết trên thị trường chứng khoán, đến thời điểm hiện tại vẫn đang còn 6 - 7 ngân hàng chưa lên sàn với nhiều lý do khác nhau, một trong số đó là do ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19.

Về sở hữu chéo, đại diện NHNN khẳng định, NHNN đã rất quyết liệt trong xử lý sở hữu chéo (ngân hàng nọ sở hữu ngân hàng kia, ngân hàng sở hữu doanh nghiệp) và cơ bản đã được xử lý, hạn chế tối đa. Năm 2012, số cặp sở hữu chéo là 7 cặp thì đến 2017 chỉ còn 1 cặp và đến cuối 2018 đã xử lý xong.

Về sở hữu chéo giữa ngân hàng và doanh nghiệp, hiện chỉ còn 1 cặp là ngân hàng ACB và công ty bất động sản Á châu – Hòa phát chưa xử lý xong do còn liên quan đến thủ tục pháp lý. Tuy nhiên, tỷ lệ sở hữu ở mức nhỏ khi ACB sở hữu 2,84% công ty bất động sản trong khi công ty này chỉ sở hữu 0,04% vốn ngân hàng. NHNN sẽ tiếp tục xử lý trong thời gian tới.

Đình Vũ

Nhà Đầu Tư

Các tin tức khác

>   Nam A Bank giảm lãi suất, đồng hành cùng khách hàng vượt dịch Covid-19 (30/09/2021)

>   16 ngân hàng đã giảm tiền lãi cho khách (30/09/2021)

>   SeABank dành 4.6 tỷ đồng tặng khách hàng mua bảo hiểm nhân thọ (30/09/2021)

>   Sacombank đạt giải thưởng quốc tế "Ngân hàng tốt nhất dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam" (29/09/2021)

>   PVcomBank ra mắt “Chuyển nhanh Napas247” bằng QR Code (29/09/2021)

>   Tăng trưởng tín dụng 9 tháng đạt 7.17% (29/09/2021)

>   Ngân hàng vẫn kiếm lời tốt dù dịch bệnh (29/09/2021)

>   Có nên đầu tư cổ phiếu ngân hàng khi tái mở cửa nền kinh tế? (29/09/2021)

>   Ngân hàng Nhà nước nói gì về gói 30.000 tỉ đồng cứu hàng không? (28/09/2021)

>   Mất sạch vốn vì đầu tư vào app kiếm tiền, bị lừa tiếp khi vay online (28/09/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật