Thứ Ba, 19/10/2021 08:20

Lao động trở lại TP.HCM: Giải pháp an cư lạc nghiệp bền vững

Bộ LĐ-TB-XH thống kê đến tháng 8.2021, đã có khoảng 2,5 triệu lao động phải ngừng việc ở các tỉnh phía nam, chiếm 70% số lao động phải ngừng việc trong cả nước, giảm mạnh ở ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ.

* Lao động trở lại TP.HCM

Dịch bệnh cũng làm gia tăng bất bình đẳng xã hội, bình đẳng giới do đại dịch ảnh hưởng mạnh đến nhóm lao động có trình độ kỹ năng thấp; công việc nhà và công việc không được trả lương của phụ nữ gia tăng do đại dịch.

Theo tìm hiểu của Thanh Niên, tại một số doanh nghiệp, vào thời điểm này, mức lương của công nhân mới bắt đầu làm việc bình quân trên dưới 5 triệu đồng/người/tháng; nếu tăng ca và cộng thêm thâm niên, bình quân trên dưới 8 triệu đồng/người/tháng. Trong khi đó, đa phần công nhân đều ở nhà trọ với chi phí bình quân trên dưới 3 triệu đồng/tháng/phòng trọ, chưa kể chi phí sinh hoạt, con em học hành… Khi phải tạm ngưng công việc do dịch bệnh, thu nhập ảnh hưởng, môi trường sống ở trọ chật hẹp…, thì đa phần công nhân rơi vào tình cảnh khó khăn, dẫn đến làn sóng trở về quê nhà.

Theo TS Phạm Khánh Nam (Trưởng khoa Kinh tế - Trường đại học Kinh tế TP.HCM), trong giai đoạn trước mắt đến 2 năm tới, TP.HCM cần giải quyết cú sốc đứt gãy thị trường lao động và việc làm thông qua đảm bảo an sinh, tạo việc làm mới để chặn đứng vòng lặp khủng hoảng. Trong giai đoạn trung hạn và dài hạn cần ưu tiên các chính sách, chương trình, dự án tạo ra nhiều việc làm; đồng thời tạo việc làm cho các nhóm yếu thế, lao động nhập cư, lao động phi chính thức.

TS Phạm Khánh Nam phân tích khảo sát sơ bộ cho thấy người lao động quyết định quay trở lại thành phố làm việc phụ thuộc nhiều vào các chính sách khuyến khích tăng cường phúc lợi xã hội. Mặt khác, tiền lương và thu nhập thực tế tại TP.HCM luôn cao hơn quê nhà. Do vậy, cơ quan quản lý nhà nước cần xây dựng các gói phúc lợi xã hội, bao gồm giới thiệu việc làm, hỗ trợ nhà trọ và tiêm vắc xin Covid-19 cho người lao động khi trở lại làm việc. Bên cạnh đó, cần có chính sách trợ giúp xã hội bao gồm trợ cấp thất nghiệp, hỗ trợ tiền trực tiếp và các khoản trợ cấp khác như chi phí điện, nước.

Trong khi đó, theo TS Dư Phước Tân, Trưởng phòng Nghiên cứu quản lý đô thị - Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM, công nhân làm việc ở các khu chế xuất - khu công nghiệp là nhóm bị ảnh hưởng nặng nề trong đại dịch Covid-19 do điều kiện nhà ở không đảm bảo. TP.HCM có 17 khu chế xuất - khu công nghiệp, 1 khu công nghệ cao, 16 cụm công nghiệp với tổng lao động khoảng 400.000 người, nhu cầu nhà ở khoảng 240.000 người, nhưng nhà lưu trú công nhân mới đáp ứng được 16%; còn lại đa số người lao động ở nhà trọ xuống cấp, chật hẹp.

TS Dư Phước Tân cho rằng cần thay đổi quan điểm “nhà nước lo sở hữu cho người dân về chỗ ở” sang “nhà nước chăm lo chỗ ở cho người dân” trong những căn nhà khang trang, sạch đẹp theo hình thức thuê dài hạn với chi phí hợp lý.

Sỹ Đông

Thanh niên

Các tin tức khác

>   Ngày 18.10 có 3.159 ca mắc Covid-19 19 tại 45 tỉnh, thành phố (18/10/2021)

>   Gần 99% người trên 18 tuổi tại TP.HCM đã được tiêm vaccine Covid-19 (18/10/2021)

>   Chỉ 2 nhóm cần xét nghiệm sàng lọc Covid-19 khi đi lại giữa các địa phương (18/10/2021)

>   Việt Nam có phải đối mặt với làn sóng dịch Covid-19 thứ 5? (18/10/2021)

>   Vì sao người mua nhiều hợp đồng bảo hiểm ở Hải Phòng bị khởi tố hình sự? (18/10/2021)

>   Đề xuất bỏ quy định 'tiêm đủ vắc xin' mới được bay (18/10/2021)

>   Mưa lũ ở miền Trung khiến 3 người mất tích, quốc lộ 1 ngập sâu (17/10/2021)

>   Đề xuất khách đi máy bay chưa tiêm đủ vắc xin chỉ cần xét nghiệm âm tính (17/10/2021)

>   Ngày 17/10 ghi nhận 3.193 ca nhiễm COVID-19, thêm 1.340 trường hợp khỏi bệnh (17/10/2021)

>   Khách sạn, resort Phú Quốc kiệt quệ (17/10/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật