Thứ Hai, 18/10/2021 10:05

Hàng chục dự án đầu tư ra nước ngoài vẫn lỗ trăm triệu USD

28 trong số 121 dự án đầu tư ra nước ngoài vẫn lỗ tới 236,89 triệu USD. Số dự án lỗ có giảm nhưng số lỗ tăng 152% so với năm 2019.

Dự án đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực viễn thông của Tập đoàn Viễn thông quân đội Viettel - một trong 2 đơn vị có dự án thu hồi được vốn đầu tư ra nước ngoài trong năm 2020 Viettel

Chính phủ vừa có báo cáo gửi tới Quốc hội về tình hình thực hiện vốn đầu tư ra nước ngoài.

Theo đó, tính tới 31.12.2020, 28 doanh nghiệp nhà nước hoặc có vốn nhà nước thuộc 4 bộ (Quốc phòng, Xây dựng, Công thương, Y tế), Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và 4 tỉnh (Hà Tĩnh, Đắk Lắk, An Giang, TP.HCM) thực hiện 131 dự án đầu tư ra nước ngoài tại 26 quốc gia.

Tính tới hết năm 2020, tổng số vốn đầu tư ra nước ngoài thực hiện của các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước là hơn 6,7 tỷ USD (bằng 50% số vốn đăng ký).

Riêng năm 2020 là 129,92 triệu USD, chủ yếu tại các dự án của các công ty con của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN); các dự án của Tập đoàn công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG), dự án của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông (VNPT), dự án của Tập đoàn công nghiệp Viễn thông Quân đội (Viettel)...

Báo cáo của Chính phủ cho biết, tổng số vốn đầu tư thu hồi trong năm 2020 của các dự án là 248,58 triệu USD, trong đó lợi nhuận chuyển về nước là 118,42 triệu USD.

Số thu hồi chủ yếu là từ các dự án của Viettel (thu hồi 128,53 triệu USD, với lợi nhuận chuyển về nước là 70,51 triệu USD) và PVN (thu hồi 110,6 triệu USD, với lợi nhuận chuyển về nước là 45,4 triệu USD); còn lại 5 doanh nghiệp khác chuyển về nước số tiền 2,52 triệu USD. 21 doanh nghiệp không phát sinh số thu hồi/chuyển về nước trong năm 2020.

Báo cáo của Chính phủ cũng cho biết, tính tới hết năm 2020, có 57/131 dự án đầu tư ra nước ngoài của 13/28 doanh nghiệp đã phát sinh thu hồi vốn đầu tư, với tổng số vốn đã thu hồi lũy kế là 3.167,52 triệu USD (bao gồm lợi nhuận chuyển về nước là 1.458,98 triệu USD), bằng 47% tổng số vốn đã đầu tư ra nước ngoài.

Trong đó, PVN có số vốn đầu tư thu hồi lớn nhất, là 2.386,77 triệu USD (bằng 60% vốn đầu tư thực hiện), đứng thứ hai là Viettel với 706,29 triệu USD (bằng 49% vốn đầu tư thực hiện); số vốn đã thu hồi của 2 doanh nghiệp này chiếm 98% tổng số vốn đã thu hồi của các doanh nghiệp nhà nước.

Đầu tư ra nước ngoài chưa như kỳ vọng

Riêng trong năm 2020, 32/121 dự án có báo cáo không phát sinh doanh thu, 89 dự án có doanh thu với tổng doanh thu tại nước ngoài năm 2020 là 5.542,92 triệu USD, bằng 79% so với năm 2019.

Trong đó, 28 dự án bị lỗ với tổng số lỗ là 236,89 triệu USD (giảm 6 dự án lỗ nhưng số lỗ tăng 81 triệu USD và bằng 152% so với năm 2019); 61 dự án có lợi nhuận, với tổng lợi nhuận sau thuế là 426,66 triệu USD (giảm 138,34 triệu USD và bằng 75% so với năm 2019).

Đến ngày 31.12.2020, có 46 dự án còn lỗ lũy kế với tổng số lỗ lũy kế là 1.171,06 triệu USD (giảm 1 dự án và tăng 120 triệu USD so với năm 2019).

Báo cáo Chính phủ cho biết, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nền kinh tế thế giới tăng trưởng thấp, hoạt động sản xuất kinh doanh của các dự án tại nước ngoài bị tác động rất lớn, doanh thu và lợi nhuận sụt giảm so với năm 2019, lợi nhuận chuyển về nước năm 2020 chỉ bằng 30% so với năm 2019.

Bên cạnh đó, nhiều dự án tiếp tục gặp khó khăn, tiềm ẩn rủi ro, chưa có hiệu quả đầu tư; trong đó, một số dự án viễn thông số lỗ lũy kế lớn hoặc mất quyền kiểm soát và rủi ro tỷ giá.

“Nhìn chung, hoạt động đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước chưa đạt được như kỳ vọng đầu tư”, báo cáo của Chính phủ nhận định và cho biết, bên cạnh nguyên nhân chủ quan đã được chỉ ra trong các năm trước như vấn đề về năng lực quản lý, quản trị rủi ro, năng lực dự báo thị trường, kinh nghiệm trong đầu tư ra nước ngoài, thì các nguyên nhân khách quan như chính trị, chính sách đầu tư nước sở tại, và đặc biệt là tác động của dịch Covid-19 khiến cho tình hình hoạt động của các dự án đầu tư ra nước ngoài năm 2020 bị ảnh hưởng tiêu cực hơn.

Lê Hiệp

Thanh niên

Các tin tức khác

>   Mở cửa du lịch, không thể tiếp tục trì hoãn (18/10/2021)

>   Doanh nghiệp nào được ưu đãi đầu tư đặc biệt? (17/10/2021)

>   Báo cáo ra Quốc hội vụ ông Trần Hùng liên quan đường dây SGK giả cực lớn (17/10/2021)

>   Thương mại điện tử tiếp tục bùng nổ, vượt xa mốc 11,8 tỷ USD năm 2020 (17/10/2021)

>   Xuất siêu đang tăng dần về cuối năm (17/10/2021)

>   Đầu tư công và xuất khẩu là động lực cho tăng trưởng kinh tế (16/10/2021)

>   Doanh nghiệp lớn vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn (16/10/2021)

>   Không còn ùn tắc, hàng hóa qua cảng biển giữ đà tăng trưởng (16/10/2021)

>   Doanh nghiệp ngành gỗ sẵn sàng bứt tốc sau đại dịch COVID-19 (16/10/2021)

>   Văn hóa – sức mạnh mềm quan trọng níu giữ người lao động (16/10/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật