Thứ Tư, 27/10/2021 11:09

Bộ Xây dựng: Thị trường 'đóng băng tạm thời' vì dịch, đất nền quay đầu giảm giá

Bộ Xây dựng cho biết, thị trường bất động sản trong quý 3 gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19 khiến nhiều khu vực thị trường có hiện tượng “đóng băng tạm thời”, không có nguồn cung mới, tỉ lệ hấp thụ sản phẩm trên thị trường đạt 40%, nhưng giá nhà chung cư vẫn tăng nhẹ so với quý 2, giá nhà ở riêng lẻ, đất nền giảm (khoảng 1% - 2%)...

Thị trường “đóng băng tạm thời”

Theo Bộ Xây dựng, trong quý 3 dưới tác động kéo dài và sự bùng phát mạnh của đợt dịch COVID-19 lần thứ 4 khi nhiều địa phương, Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh thực hiện cách ly, giãn cách theo chỉ đạo của Chính phủ thì hầu hết các ngành kinh tế đều chịu ảnh hưởng nặng nề. Trong đó, thị trường bất động sản cũng gặp nhiều khó khăn hơn.

Trong quý 3, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, các địa phương thực hiện giãn cách xã hội khiến nhiều khu vực thị trường có hiện tượng "đóng băng tạm thời".

Về nguồn cung, tại nhiều địa phương đặc biệt là tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương…, các doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh bất động sản phải tạm dừng hoạt động nên hầu như các dự án bị ngưng trệ, không có dự án được hoàn thành và mở bán.

Các bất động sản giao bán trên thị trường chủ yếu từ nguồn cung của các dự án mở bán trong giai đoạn trước.

Theo thống kê sơ bộ, số lượng nhà ở đủ điều kiện bán khoảng 20.000 căn, tương đương khoảng 60% -70% so với quý trước.

Cùng với đó, lượng giao dịch bất động sản thành công giảm mạnh so với quý 2; tại các địa phương thực hiện giãn cách triệt để, hoạt động đi lại, giao dịch, kinh doanh bất động sản của doanh nghiệp, người dân không thể thực hiện được; nhiều khu vực thị trường có hiện tượng "đóng băng tạm thời".

“Theo thống kê sơ bộ thì tỷ lệ hấp thụ các loại bất động sản nhà ở đều chỉ đạt khoảng 40% lượng chào bán trên thị trường. Riêng loại hình đất nền lượng hấp thụ đạt cao hơn, khoảng 50% lượng chào bán trên thị trường”, Bộ Xây dựng thông tin.

Cũng theo Bộ Xây dựng, tại nhiều địa phương do thực hiện giãn cách nên giao dịch bất động sản thành công hầu như không đáng kể. Tuy nhiên, giá chào bán, cho thuê bất động sản hầu như không có biến động lớn. Hầu hết các chủ đầu tư dự án, doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh bất động sản vẫn giữ mức giá chào bán đã thiết lập từ cuối quý 2.

Giá chung cư tăng, đất nền quay đầu giảm

Theo thống kê, Bộ Xây dựng cho biết, quý 3 giá căn hộ chung cư (bình dân, trung cấp, cao cấp) đều vẫn giữ giá hoặc vẫn tăng nhẹ (khoảng 1% - 2%); giá nhà ở riêng lẻ, đất nền giảm (khoảng 1% - 2%); giá mặt bằng thương mại cho thuê, căn hộ, nhà ở cho thuê mặt bằng giá giảm chung khoảng 2% - 3%, ngoài ra chủ cho thuê thực hiện hỗ trợ giảm giá trực tiếp 10% – 20 % tùy theo từng điều kiện cụ thể.

Bộ Xây dựng cho biết, trong quý 3 giá căn hộ chung cư (bình dân, trung cấp, cao cấp) đều vẫn giữ giá hoặc vẫn tăng nhẹ (khoảng 1% - 2%). Trong khi đó, giá nhà ở riêng lẻ, đất nền giảm (khoảng 1% - 2%)...

Cũng theo Bộ Xây dựng, diễn biến về giá giao dịch các loại bất động sản cho thấy rõ nét nhất về ảnh hưởng, tác động của dịch bệnh lên thị trường bất động sản.

Theo đó, ngay từ đầu năm, do gặp khó khăn trong hầu hết các hoạt động, lĩnh vực đầu tư, kinh doanh khác, các nhà đầu tư và kể cả người dân xem bất động sản như một kênh đầu tư an toàn, có thể bảo toàn nguồn vốn trong dài hạn.

Nguồn vốn dịch chuyển vào đầu tư nhà, đất cùng với tác động của nhiều yếu tố khác đã tạo nên các cơn sốt đất nền cục bộ, nhưng xuất hiện ở nhiều địa phương trên cả nước. Đỉnh điểm giá đất nền tại một số khu vực, địa phương tăng 30% – 50% so với thời điểm cuối năm 2020.

Cùng với sự khó khăn, thậm chí đứt gãy trong sản xuất, cung ứng giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào của các dự án bất động sản tăng, đặc biệt là các sản phẩm phải nhập khẩu. Có thời điểm, giá sắt thép đã tăng xấp xỉ 30% - 40% so với cuối năm 2020, vật liệu xây dựng khác, như: Xi măng, cát, gạch... cũng tăng, từ đó, làm tăng giá thuế của hầu hết các loại hình, phân khúc bất động sản.

"Từ đầu năm, giá bán nhà ở các phân khúc bình dân, trung cấp, cao cấp đều có xu hướng tăng, càng làm tăng khó khăn về giải quyết nhu cầu chỗ ở cho các đối tượng có thu nhập thấp", Bộ Xây dựng nhận định.

Vốn FDI đầu tư vào bất động sản sụt giảm mạnh

Về nguồn vốn FDI đầu tư vào lĩnh vực bất động sản, theo Bộ Xây dựng qua tổng hợp cho thấy, nguồn vốn đầu tư FDI vào lĩnh vực bất động sản sụt giảm mạnh, trong 8 tháng đầu năm 2021 có gần 1,6 tỷ USD vốn đăng ký, chỉ đạt 56% so với cùng kỳ năm trước.

Ninh Phan

Tiền phong

Các tin tức khác

>   Giãn cách xã hội tác động đến “khẩu vị” chọn nhà như thế nào? (27/10/2021)

>   Đối tượng nào phù hợp đầu tư bất động sản vùng ven? (23/10/2021)

>   Giải cứu cho thị trường bất động sản, xây dựng (23/10/2021)

>   Cen Land tiết lộ ''vũ khí'' mới, sắp về đích doanh thu 5,000 tỷ (21/10/2021)

>   Không gian sống tốt cho sức khỏe - nhu cầu cấp thiết sau "mở cửa" (21/10/2021)

>   Đất nền tại TP.HCM và các tỉnh lân cận giảm giá cục bộ (19/10/2021)

>   “Mắc kẹt” pháp lý, bất động sản giảm đóng góp ngân sách (18/10/2021)

>   Bất động sản công nghiệp dịch chuyển ra vùng phụ cận (16/10/2021)

>   Nhà cho thuê không còn là 'miếng bánh ngon' (14/10/2021)

>   Hà Nội muốn đưa 3 huyện lên thành phố: 'Kiểm soát quy hoạch tránh tạo cơn sốt đất ảo' (13/10/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật