Thứ Năm, 16/09/2021 08:33

Chuyên gia kiến nghị giải pháp chung sống an toàn với Covid-19

Với dân số 100 triệu người, các chuyên gia cho rằng Việt Nam phải tự chủ cơ bản về công nghệ liên quan xét nghiệm, thuốc điều trị, vaccine…

Ngày 15/9, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam làm việc với các chuyên gia, nhà khoa học đầu ngành trong lĩnh vực y tế về những giải pháp cho chiến lược phòng chống dịch Covid-19 trong tình hình mới.

Tăng cường khả năng đáp ứng của hệ thống y tế, xét nghiệm trọng điểm, điều trị hiệu quả, triển khai tiêm vaccine, dịch đến đâu xử lý gọn đến đấy… là những chiến lược then chốt được các chuyên gia kiến nghị tới Chính phủ.

Điều chỉnh chiến lược linh hoạt

GS.TS Nguyễn Văn Kính, Chủ tịch Hội Truyền nhiễm Việt Nam, nhận định dịch Covid-19 sẽ kéo dài với khả năng đột biến, lây nhiễm mạnh của virus SARS-CoV-2. Thời gian qua, số lượng F0 tăng rất nhanh trong cùng một thời điểm đã gây quá tải cho hệ thống y tế.

Từ thực tế đó, chuyên gia kiến nghị cần tập trung kiểm soát nguồn lây để kéo giảm số ca mắc mới, giảm số ca tử vong, không để dịch lây lan ra các địa phương khác. Đặc biệt tại những địa phương bị dịch nhiễm sâu và nặng như TP.HCM, một phần của Bình Dương, Đồng Nai, Long An, phải có những biện pháp chống dịch đặc biệt như những nơi bị lây nhiễm nặng nhất trên thế giới, tương tự như các nước phát triển.

Chuyên gia hiến kế chống dịch giai đoạn mới ảnh 1
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam trân trọng ý kiến đóng góp của các chuyên gia, nhà khoa học. Ảnh: VGP.

GS.TS. Đỗ Tất Cường, Phó chủ tịch Hội Hồi sức cấp cứu, chống độc Việt Nam, đề nghị tăng cường năng lực điều trị ngay từ những tầng dưới, phát huy tối đa mạng lưới y tế cơ sở, giảm tỷ lệ diễn biến nặng phải chuyển lên các tầng cao hơn.

Đồng tình với quan điểm này, trung tướng, GS.TS. Đỗ Quyết, Giám đốc Học viện Quân y và PGS.TS Nguyễn Viết Nhung, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương, cho rằng từ những bài học kinh nghiệm trong thời gian qua, thời gian tới việc điều trị sẽ phải theo hướng giảm số ca chuyển nặng, giảm tử vong cũng như tối ưu hoá nguồn lực y tế hiện có.

Tự chủ công nghệ

Để chung sống an toàn với dịch Covid-19, các chuyên gia cho rằng phải tiêm vaccine phòng cơ bản 100% trường hợp theo quy định của Bộ Y tế để đạt miễn dịch cộng đồng sớm nhất.

Với dân số 100 triệu người, Việt Nam phải tự chủ được cơ bản về các công nghệ liên quan đến xét nghiệm, thuốc điều trị, vaccine… Bên cạnh đó, các bộ ngành, cơ quan Trung ương cần chuẩn bị lực lượng cơ động về xét nghiệm, điều trị, sẵn sàng chi viện cho các địa phương tùy diễn biến dịch bệnh.

Việc đẩy nhanh tốc độ tiêm vaccine cũng được nhấn mạnh nhằm tiến tới nới lỏng các hoạt động sản xuất, kinh doanh theo trạng thái bình thường mới. Chiến lược phòng, chống dịch giai đoạn mới cũng phải có các biện pháp, quy định cụ thể để bảo đảm an sinh xã hội, an toàn, an ninh trật tự cho người dân khi dịch bệnh diễn biến phức tạp.

Ngoài ra, các chuyên gia cũng nhấn mạnh cần tiếp tục thực hiện nghiêm thông điệp 5K và có những điều chỉnh tích cực để hình thành các mô hình chung sống an toàn; thực hiện giãn cách xã hội thực chất khi cần thiết để làm chậm chuỗi lây nhiễm…

Trung tướng, GS.TS Đỗ Quyết cho rằng khi xây dựng chiến lược phòng chống dịch Covid-19 mới cần huy động lực lượng từ cấp xã, phường để xây dựng mạng lưới ứng phó với các tình huống dịch bệnh có thể xảy ra ở bất cứ đâu.

Tại cuộc họp, các chuyên gia, nhà khoa học cũng đề xuất cần có cơ chế huy động nguồn lực y tế tư nhân tham gia vào điều trị bệnh nhân Covid-19 cũng như công tác phòng chống dịch tại cơ sở, nhất là hỗ trợ cho các doanh nghiệp sản xuất an toàn.

Hồng Quang

ZING

Các tin tức khác

>   WB: Nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục duy trì lòng tin với kinh tế Việt Nam (16/09/2021)

>   Nike đứt gãy chuỗi cung ứng vì nhà máy ở Việt Nam đóng cửa (15/09/2021)

>   Cục Hàng hải yêu cầu công khai giá cước và phụ thu vận tải container bằng đường biển (15/09/2021)

>   Doanh nghiệp ở TPHCM chuẩn bị gì cho giai đoạn khôi phục sản xuất? (15/09/2021)

>   Tăng điện than, giảm năng lượng tái tạo: Bước đi ‘thụt lùi’? (15/09/2021)

>   Bí thư Nguyễn Văn Nên nói về yêu cầu cấp thiết của việc mở cửa kinh tế (15/09/2021)

>   Quy hoạch điện VIII: Tăng điện than, gác điện gió (15/09/2021)

>   Rà soát, tháo gỡ khó khăn vướng mắc, thúc đẩy tiến độ dự án đầu tư công (15/09/2021)

>   Thế khó của ngành dệt may và da giày (14/09/2021)

>   Xuất khẩu sắt thép lập kỷ lục 1.5 tỷ USD nhờ thị trường Mỹ và châu Âu (15/09/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật