Thứ Hai, 20/09/2021 09:59

Biến chủng Delta đẩy các nhà sản xuất trở về Trung Quốc

Nhiều năm qua, các công ty cố gắng chuyển hoạt động sản xuất ra khỏi Trung Quốc và sang các quốc gia láng giềng ở Đông Nam Á. Mục tiêu của họ là vừa khai thác lao động rẻ hơn ở các nước khác vừa để né tránh thuế quan áp đặt trong cuộc chiến thương mại của chính quyền Donald Trump với Trung Quốc. Trong đó, Việt Nam là một trong những điểm đến phổ biến nhất dành cho các công ty Mỹ muốn mở nhà máy mới, bên cạnh Campuchia, Indonesia, Myanmar và Malaysia.

Tuy nhiên, các công ty hiện đang buông bỏ những nỗ lực đó và chuyển nhà máy của họ quay trở lại Trung Quốc sau khi làn sóng bùng phát biến chủng Delta đã khiến nhiều nhà máy trên khắp Việt Nam phải tạm ngừng hoạt động. Sau 3 tháng đóng cửa, Chính phủ Việt Nam mới chỉ bắt đầu dần dần nới lỏng các hạn chế. Trong cuộc họp báo cáo lợi nhuận, các giám đốc điều hành tỏ ra lo lắng về năng lực sản xuất đang bị mất dần đi.

“Trong cuộc trò chuyện với một vị giám đốc điều hành, anh ta đã chia sẻ với tôi rằng anh đã dành 6 năm làm việc cho chuỗi cung ứng nhưng rồi phải huỷ bỏ trong 6 ngày”, ông Roger Rawlins, Giám đốc điều hành của tập đoàn giày dép và phụ kiện Designer Brands, chia sẻ trong một sự kiện quản lý diễn ra trong ngày 14/09. “Và khi bạn nghĩ về nỗ lực mà mọi người đã bỏ ra để thoát khỏi Trung Quốc và giờ thì một trong những nơi bạn có thể nhận được hàng hóa là Trung Quốc. Mọi chuyện thật sự điên rồ, giống như chuyến tàu lượn siêu tốc mà mọi người đều đã từng tham gia".

Việt Nam đối mặt với đợt bùng phát Covid-19 tồi tệ nhất

Trước đây, Việt Nam gần như tránh được các đợt bùng phát Covid-19 lớn. Mọi chuyện đã thay đổi vào tháng 6/2021 khi biến thể Delta bùng phát và khiến số ca nhiễm gia tăng trên toàn quốc.

Biến chủng này gây rắc rối tại đất nước hình chữ S vì chỉ mới 4% dân số được tiêm phòng đầy đủ. Trước tình cảnh đó, Chính phủ Việt Nam đã đóng cửa các nhà máy và chỉ mở cửa trở lại với những điều kiện nghiêm ngặt và người lao động phải thực hiện chiến dịch 3 tại chỗ.

Các biện pháp kiểm soát dịch đã làm giảm mạnh sản lượng sản xuất của cả nước và bắt đầu kéo giảm lợi nhuận của các thương hiệu toàn cầu. Chẳng hạn, Adidas cho biết việc chậm trễ sản xuất tại Việt Nam sẽ khiến công ty bị mất doanh thu 600 triệu USD trong năm nay. 

Giám đốc điều hành tại Hooker Furniture ước tính doanh số bán hàng từ thương hiệu Home Meridian International có thể giảm 30% trong quý này do kết quả của việc ngừng hoạt động. “Tình hình sẽ rất khó khăn khi các nhà máy đóng cửa như vậy”, Giám đốc tài chính Hooker Furniture Paul Huckfeldt cho biết.

Sản xuất chuyển ra khỏi Việt Nam

Một số doanh nghiệp đã đối phó bằng cách chuyển sản xuất ra khỏi Việt Nam càng nhanh càng tốt. Charles Roberson, CEO của hãng sản xuất quần áo bảo hộ Lakeland Industries, cho biết rằng công ty đã thuê các giám đốc điều hành mới để giúp “chuyển năng lực sản xuất từ ​​Việt Nam sang Trung Quốc trong vài tuần”.

Một số khác đã thực hiện cách tiếp cận thận trọng hơn bằng cách mở rộng ra khắp khu vực. “Chúng tôi thực sự đã đa dạng hóa nhiều nguồn sản xuất bên ngoài Việt Nam,” Jeremy Hoff, Giám đốc điều hành của Hooker Furniture, cho biết trong cuộc họp báo cáo tài chính diễn ra vào ngày 09/09. “Chúng tôi chuyển tới Thái Lan, di chuyển tới các khu vực khác nhau. Thành thật mà nói, chúng tôi thậm chí đã quay trở lại Trung Quốc một phần khi cần thiết”.

Các giám đốc điều hành không muốn quay trở lại Trung Quốc. Chỉ có điều, nhiều công ty phải rất nỗ lực và vượt qua nhiều rào cản về logistics để chuyển sản xuất từ ​​Trung Quốc sang Việt Nam trong thời kỳ đại dịch: Tìm kiếm nhân công, di dời thiết bị, xây dựng các chiến lược vận chuyển hàng hóa mới để đưa hàng hóa qua các tuyến đường và cảng tắc nghẽn. Việc thiết lập các chuỗi cung ứng trở lại Trung Quốc sẽ rất tốn kém và tốn thời gian.

Các doanh nghiệp còn có một yếu tố cần xem xét: Thuế quan của Mỹ đối với hàng hóa xuất khẩu từ Trung Quốc. Ngày 09/09, Shawn Nelson, Giám đốc điều hành của nhà sản xuất đồ nội thất LoveSac, cho biết rằng công ty của ông đã phải chuyển đơn hàng sản xuất từ ​​Việt Nam sang Trung Quốc.

“Chúng tôi biết rằng hàng tồn kho đến từ Trung Quốc bị áp thuế quan,” ông nói. “Tuy vậy, nó cho phép chúng tôi giữ hàng trong kho, điều này cực kỳ quan trọng đối với chúng tôi cũng như đối với khách hàng”. Công ty đã loại bỏ chiết khấu khuyến mại để bù đắp chi phí thuế quan.

Đối với nhiều doanh nghiệp, việc quay trở lại Trung Quốc đơn giản là phương án ít tồi tệ nhất mà họ có để tăng cường sản xuất trước khi mùa mua sắm vào kỳ nghỉ lễ sắp bắt đầu. 

* Nike đứt gãy chuỗi cung ứng vì nhà máy ở Việt Nam đóng cửa

Vũ Hạo (Theo Quartz)

FILI

Các tin tức khác

>   Doanh nghiệp Việt và vị thế trong chuỗi cung ứng toàn cầu (20/09/2021)

>   Nhập siêu từ Trung Quốc vọt lên 38,7 tỉ USD (20/09/2021)

>   Doanh nghiệp đau đầu vì phí test (20/09/2021)

>   Doanh nghiệp nước ngoài đồng kiến nghị: Chậm mở cửa, cơ hội đầu tư sẽ không quay trở lại Việt Nam (19/09/2021)

>   Việt Nam chi hơn 3 tỷ USD nhập khẩu thức ăn chăn nuôi (19/09/2021)

>   Kỷ luật Giám đốc Trung tâm y tế tiêm vắc xin cho người dưới 18 tuổi ở Cần Thơ (18/09/2021)

>   Bất chấp Covid-19, xuất khẩu điện thoại 'Made in Vietnam' thu về hơn 35 tỉ USD (18/09/2021)

>   Chợ đầu mối Hóc Môn mở điểm trung chuyển hàng hóa từ ngày 20/9 (18/09/2021)

>   TS Vũ Thành Tự Anh cảnh báo về thiệt hại của kinh tế TP.HCM (18/09/2021)

>   Chỉ 30 - 40% doanh nghiệp thủy sản đủ năng lực phục hồi sản xuất (18/09/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật