Thứ Năm, 02/09/2021 21:23

16 hiệp hội, hội ngành nghề chủ lực gửi đơn kiến nghị tập thể lên Thủ tướng

Các hiệp hội, hội ngành nghề đề nghị Thủ tướng Chính phủ có ý kiến với Tổng LĐLĐ Việt Nam xem xét, giải quyết một số nội dung hỗ trợ người lao động và doanh nghiệp đang gặp khó khăn do Covid-19.

Hội Lương thực Thực phẩm TP HCM, Hiệp hội Thực phẩm minh bạch, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản, Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử, Hiệp hội Nhựa, Hiệp hội Dệt may, Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát, Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao, Hiệp hội Da giày - Túi xách, Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP HCM, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản, Hiệp hội Sữa Việt Nam, Hiệp hội Giấy và Bột giấy, Hiệp hội Chè Việt Nam, Hội Dệt may Thêu đan TP HCM, Hội Doanh nghiệp Cơ khí - Điện TP HCM đã cùng ký tên kiến nghị Thủ tướng Chính phủ về các chính sách hỗ trợ của Tổng LĐLĐ Việt Nam, Bảo hiểm Xã hội cho người lao động và doanh nghiệp trong bối cảnh khó khăn do dịch bệnh Covid-19.

Trong đơn, các hiệp hội, hội ngành nghề kiến nghị Thủ tướng Chính phủ có ý kiến với Tổng LĐLĐ Việt Nam xem xét, giải quyết một số nội dung hỗ trợ. Cụ thể là sửa đổi Quyết định 3089/QĐ-TLĐ ngày 24-8-2021 về việc hỗ trợ tiền ăn cho người lao động tại các doanh nghiệp đã và đang thực hiện “3 tại chỗ”, "1 cung đường 2 điểm đến " và doanh nghiệp ngừng sản xuất.

16 hiệp hội, hội ngành nghề chủ lực gửi đơn kiến nghị tập thể lên Thủ tướng - Ảnh 1.
Chi phí để duy trì "3 tại chỗ" đang là gánh nặng đối với hầu hết doanh nghiệp

Trong đó, nếu doanh nghiệp có trụ sở ở địa điểm không áp dụng giãn cách theo Chỉ thị 16 nhưng địa điểm kinh doanh, chi nhánh, nhà xưởng ở các khu vực đang thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16 thì vẫn thuộc đối tượng áp dụng của quyết định này.

Các khu vực, địa phương mà Ban Chỉ đạo phòng chống dịch, UBND các tỉnh/ TP yêu cầu doanh nghiệp thực hiện “3 tại chỗ” hoặc “1 cung đường 2 điểm đến" vẫn thuộc đối tượng áp dụng của quyết định này.

Dừng thu kinh phí Công đoàn và đoàn phí Công đoàn cho doanh nghiệp và người lao động trước mắt đến ngày 30-6-2022 với các điều kiện như quy định tại Nghị quyết 68/NQ-CP về dùng nộp vào quỹ hưu trí và tử tuất, áp dụng đối với doanh nghiệp có 15% lao động trở lên (kể cả lao động ngừng việc, tạm hoãn, thỏa thuận nghi không lương) phải tạm thời nghỉ việc thay vì 50% như quy định tại Công văn 2059/TLĐ của Tổng LĐLĐ Việt Nam ngày 28-5-2021.

Cho phép doanh nghiệp phối hợp với Công đoàn cơ sở được sử dụng quỹ Công đoàn đang để dư tại doanh nghiệp trả chi phí test nhanh, chi phí xét nghiệm cho người lao động, hỗ trợ người lao động gặp khó khăn. Các hiệp hội, hội ngành nghề cũng đề nghị cho đóng Bảo hiểm y tế nhưng tạm dừng đóng Bảo hiểm xã hội từ lúc bị giãn cách vì dịch Covid-19 cho đến 6 tháng sau khi chính quyền tuyên bố kết thúc dịch.

Các hiệp hội, hội ngành nghề cho biết ngay khi nhận được Quyết định 3089 về hỗ trợ bữa ăn cho đoàn viên, người lao động đang thực hiện "3 tại chỗ" theo Chỉ thị 16, các hiệp hội, hội đã có văn bản gửi Tổng LĐLĐ Việt Nam đề xuất, kiến nghị các chính sách hỗ trợ của Tổng Liên đoàn cho người lao động và doanh nghiệp.

Thực tế hiện nay, trong các ngành hàng xuất khẩu thì chỉ một số ít (15%-20%) doanh nghiệp thực hiện được mô hình sản xuất "3 tại chỗ", số còn lại đều buộc phải tạm ngừng sản xuất. Theo tính toán sơ bộ của một công ty thủy sản quy mô trung bình, mức thua lỗ trung bình là 10 tỉ đồng/tháng ngưng sản xuất.

Trong ngành dệt may, một doanh nghiệp cỡ trung bình 4.000 lao động ngưng sản xuất, chỉ riêng khoản chi trả công nhân 14 ngày đầu đã là 4.000 người x 2,5 triệu đồng/người (bình quân) = 10 tỉ đồng.

"Hầu hết các ngành hàng của chúng tôi đều sử dụng nhiều lao động, có điểm chung là chi phí cho người lao động (tiển công, tiền bảo hiểm xã hội và kinh phi Công đoàn) là chi phi lớn nhất. Nay phải sản xuất cầm chừng ("3 tại chỗ") hoặc dừng sản xuất, công suất, sản lượng giảm tới 70%, nhưng các chi phí bảo hiểm xã hội, kinh phi Công đoàn... vẫn giữ nguyên, doanh nghiệp vẫn phải trả lương ngừng việc khiến khó khăn càng chống chất, khó trụ vững dài ngày" - các hiệp hội, hội ngành nghề nêu trong đơn.

Thanh Nhân Ảnh: Phương An

Người lao động

Các tin tức khác

>   Doanh nghiệp “sống mòn”, 3 chuỗi cung ứng lớn có nguy cơ đổ vỡ (02/09/2021)

>   Quy hoạch 8 'chật chỗ', gác lại điện than hay điện tái tạo? (02/09/2021)

>   Phát huy nội lực, tận dụng ngoại lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế (02/09/2021)

>   Bộ Công Thương quyết tâm bảo đảm an ninh năng lượng và tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh (02/09/2021)

>   Hơn một nửa nhà máy cá tra phải đóng cửa (02/09/2021)

>   Việt Nam muốn nâng tín nhiệm quốc gia để thu hút dòng vốn quốc tế (02/09/2021)

>   Đến lúc tính chuyện mở cửa kinh tế TP.HCM: Không thể tổ chức mỗi doanh nghiệp thành một 'pháo đài' (02/09/2021)

>   Tháng 8, hải quan phối hợp bắt giữ hơn 142 tỷ đồng hàng hóa vi phạm (01/09/2021)

>   Đã đến lúc tính chuyện 'mở cửa' kinh tế TP.HCM? (01/09/2021)

>   Tổ công tác đặc biệt của Chính phủ: 'Tháo gỡ ngay, không tiếp nhận, báo cáo rồi chờ' (01/09/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật