Thứ Hai, 16/08/2021 15:05

VDSC: Doanh nghiệp dầu khí trung và hạ nguồn có thể bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 trong nửa cuối năm 2021

Theo báo cáo chiến lược 6 tháng cuối năm 2021, Công ty chứng khoán Rồng Việt (VDSC) dự báo giá dầu Brent dự kiến sẽ rơi vào khoảng 70-80 USD/thùng. Tuy nhiên, không phải tất cả doanh nghiệp ngành dầu khí đều hưởng lợi từ việc giá dầu tăng. Bên cạnh đó, lợi nhuận của nhóm doanh nghiệp trung nguồn và hạ nguồn có thể bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 bùng phát đợt thứ 4.

Giá dầu dự kiến dao động từ 70-80 USD/thùng trong nửa cuối năm 2021

OPEC và các đồng minh, được gọi là OPEC + đã và đang áp dụng thỏa thuận cắt giảm nhưng dần nới lỏng mức cắt giảm từ 7.2 triệu thùng/ngày xuống 5.8 triệu thùng/ngày trong nửa đầu năm 2021. Xung đột giữa UAE và Saudi Arabia làm thị trường quan ngại về việc kết thúc thỏa thuận sớm hơn dự kiến. Tuy nhiên, thỏa hiệp giữa 2 bên đã được thực hiện và OPEC+ sẽ tăng sản lượng lên 0.4 triệu thùng/ngày hàng tháng để chấm dứt việc cắt giảm vào tháng 9/2022.

Năm 2021, nguồn cung dầu thế giới dự kiến đạt 94.5 triệu thùng/ngày, theo báo cáo của OPEC. Trong khi IEA dự kiến nguồn cung dầu đạt 95.3 triệu thùng/ngày trong năm 2021.

Nhìn chung, nhu cầu dầu thế giới đang phục hồi từ mức đáy 82.9 triệu thùng/ngày kể từ quý 2/2020, chủ yếu đến từ khu vực châu Mỹ và châu Á/Thái Bình Dương. Vào cuối quý 2/2021, nhu cầu dầu thế giới đạt 96.8 triệu thùng/ngày, tăng 3,7% so cùng kỳ.

Từ cuối năm 2020 đến quý 1/2021, nhu cầu từ khu vực Châu Á/Thái Bình Dương vượt trội hơn hẳn nhờ khả năng kiểm soát tốt Covid-19. Tuy nhiên, sự bùng phát từ đầu quý 2/2021 đã ảnh hưởng đến nhu cầu dầu ở Châu Á/Thái Bình Dương trong khi các chiến dịch tiêm chủng đã giúp nhu cầu dầu tăng trở lại ở Châu Mỹ và Châu Âu.

Theo OPEC, nhu cầu dầu thế giới dự kiến sẽ tăng 6 triệu thùng/ngành lên 96.6 triệu thùng/ngày vào năm 2021. Trong khi IEA dự đoán tổng nhu cầu sẽ đạt 96.46 triệu thùng/ngày trong năm 2021. Đối với năm 2022, nhu cầu dầu thế giới được OPEC dự đoán sẽ tăng 3.3 triệu thùng/ngày lên 99.9 triệu thùng/ngày nhờ vào tăng cường các chiến dịch tiêm chủng có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Trong khi IEA dự kiến nhu cầu dầu sẽ trở lại mức trước đại dịch vào cuối năm 2022 khoảng trên 100 triệu thùng/ngày.

Do cầu vượt cung, giá dầu Brent đã tăng ấn tượng từ 51.8 USD/thùng lên 75.1 USD/thùng, tương đương mức tăng 45%. Bên cạnh đó, đà tăng mạnh mẽ của dầu còn được hỗ trợ từ hoạt động ít sôi nổi của dầu đá phiến ở Mỹ. Khối lượng dầu đá phiến vẫn duy trì thấp so với mức cao kỷ lục mặc dù giá dầu đã vượt xa điểm hòa vốn của dầu đá phiến. Và nguyên nhân đến từ việc các công ty dầu đá phiến đang tập trung vào việc cải thiện lợi nhuận hơn là sản lượng.

Cơ quan Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ (EIA) dự kiến giá dầu Brent sẽ ở mức trung bình 72 USD/thùng trong nửa cuối năm 2021 và trung bình 67 USD/thùng vào năm 2022. Goldman Sachs, JP Morgan, Morgan Stanley: 80 USD/thùng trong nửa cuối năm 2021. Morgan Stanley cho rằng dầu Brent sẽ giao dịch ở giá từ 75 USD đến 80 USD cho đến giữa năm 2022.

Không phải tất cả đều hưởng lợi từ việc tăng giá dầu

VDSC nhận định các công ty thượng nguồn vẫn đang chờ các dự án dầu khí lớn. Điều này phụ thuộc vào các dự án dầu khí, các công ty thượng nguồn đã không được hưởng lợi do các dự án lớn bị đình trệ. Giá dầu cao chỉ là điều kiện cần để các dự án quan trọng được xem xét.

Các chuyên gia phân tích chỉ ra kết quả kinh doanh nửa đầu năm 2021 của nhóm doanh nghiệp này không mấy khả quan do ảnh hưởng từ Covid 19 và không có nhiều dự án dầu khí mới ở trong nước. Trong nửa cuối năm, việc đấu thầu Block B có thể là “cứu cánh” cho những công ty thượng nguồn. Tuy nhiên, việc triển khai dự án này vẫn là một câu hỏi.

Trong khi đó, các công ty trung nguồn và hạ nguồn ghi nhận kết quả khả quan trong nửa đầu năm. Kết quả này nhờ xu hướng tăng ổn định của giá dầu, dẫn đến giá bán cao hơn hoặc cải thiện tỷ suất lợi nhuận gộp.

VDSC dự báo trong nửa cuối năm 2021, lợi nhuận từ các trung nguồn và hạ nguồn có thể bị ảnh hưởng do dịch covid 19 bùng phát tại Việt Nam. Đặc biệt, Hồ Chí Minh đã cùng với các tỉnh khác ở Đồng bằng sông Cửu Long thực hiện Chỉ thị 16 từ đầu tháng 7, dẫn đến nhu cầu sử dụng năng lượng thấp hơn.

Nguồn: VDSC

Duy Na

FILI

Các tin tức khác

>   Góc nhìn tuần 16-20/08: Hướng đến mốc 1,400 điểm? (15/08/2021)

>   Thị trường chứng khoán nửa cuối 2021 - Hưởng lợi từ đầu tư công? (13/08/2021)

>   Góc nhìn 13/08: Đứng ngoài và quan sát thị trường? (12/08/2021)

>   Góc nhìn 12/08: Dao động quanh ngưỡng 1,350 điểm? (11/08/2021)

>   Nhóm ngành nào sẽ hấp dẫn trong nửa cuối năm 2021? (11/08/2021)

>   Góc nhìn 11/08: Hạn chế mua đuổi (10/08/2021)

>   FPT - Cổ phiếu vượt bão Covid-19? (11/08/2021)

>   Góc nhìn 10/08: Cổ phiếu vừa và nhỏ sẽ hút tiền? (09/08/2021)

>   Tiềm năng nào ở HPG, TPB, QTP? (09/08/2021)

>   Góc nhìn tuần 09-13/08: Khó quay lại ngưỡng 1,300 điểm? (08/08/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật