Thứ Năm, 12/08/2021 08:59

Thứ trưởng Bộ Công Thương: Sản xuất 3 tại chỗ vẫn là phương án tốt để duy trì sản xuất

Tại buổi Họp báo Chính phủ vào chiều tối ngày 11/8, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải đã có chia sẻ về vấn đề rất nhiều doanh nghiệp (DN), hiệp hội có đề xuất thay đổi phương án sản xuất “3 tại chỗ” tại các tỉnh phía nam. Đồng thời cũng chỉ ra những bất cập của phương án sản xuất này tại các tỉnh này.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương thì trong bối cảnh hiện nay phương án “3 tại chỗ” áp dụng cho sản xuất, nhất là sản xuất công nghiệp tại các khu công nghiệp, khu sản xuất, vẫn là phương án tốt.

Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải chia sẻ, mặc dù phương án này đã được áp dụng thành công ở Bắc Ninh, Bắc Giang, nhưng khi triển khai tại các địa bàn khác, đặc biệt ở 19 tỉnh, thành phố phía nam, trong đó có TPHCM lại có bất cập.

Thứ trưởng cũng chỉ ra sự khác biệt việc áp dụng mô hình này ở 2 miền. Ở Bắc Ninh, Bắc Giang, đặc điểm các khu công nghiệp phía bắc ít người hơn trong khi ở phía nam, có những khu có tới hàng nghìn, chục nghìn công nhân.

Ở miền Nam, người lao động đến từ rất nhiều tỉnh, thành phố khác nhau chứ không như ở miền Bắc. Nếu để người lao động ở tại 1 chỗ lâu quá thì cũng ảnh hưởng đến tâm lý của họ, rất nhiều người không thể ở 1 chỗ lâu được mà di chuyển về thăm nhà...

Ngoài ra rất không may là ở TPHCM cũng như 19 tỉnh phía nam, chuỗi cung ứng về logistic, hệ thống vận tải bị đứt gãy, có những vùng bị sớm nên gây rất khó khăn cho các DN thực hiện phương án “3 tại chỗ”.

Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cũng đồng tình là chi phí để thực hiện phương án “3 tại chỗ” quá cao, nhiều DN không chịu được. Nếu chỉ trong thời gian ngắn 1-2 tuần, thậm chí 20 ngày còn chịu được, còn dài hơn thì họ không chịu được, lỗ quá. Chính vì thế gây cản trở cho việc thực hiện.

Một số quy định của các địa phương còn khác nhau. Nếu có trường hợp bị mắc COVID-19 trong bất kỳ khu công nghiệp nào đó thì mỗi một nơi lại quy định khác nhau. Có nơi còn đóng cửa ngay cơ sở sản xuất đó trong khi họ đã chuẩn bị rất tốn kém để có thể tạo ra phương án “3 tại chỗ”. Do vậy nhiều DN chủ động không làm nữa. Đây là thực tế hiện nay.

Chính vì thế, ngày 6/8, Bộ Công Thương đã có văn bản do Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên ký gửi Bộ Y tế và mạnh dạn có ý kiến đề xuất một số biện pháp có thể phù hợp hơn so với “3 tại chỗ” hiện nay, thích nghi hơn trong điều kiện mới vì chúng ta còn phải làm lâu dài, chứ không phải chỉ trong 1 thời gian ngắn.

Trong đó có rất nhiều đề xuất, kiến nghị, thậm chí là sửa đổi các quy định từ trước đến nay của Bộ Y tế liên quan đến hoạt động sản xuất, nhất là sản xuất trong các trung tâm công nghiệp. Hoặc nếu có F0 thì xử lý thế nào? Không bắt người lao động ở liền suốt 1 thời gian dài; họ cũng có thể được ra ngoài nhưng phải theo một quy định.

Sản xuất là tốt và phải làm. Đó là mục tiêu Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã đề ra. Nhưng trước hết là phải chống dịch. Vì thế Bộ Y tế có vai trò hết sức quan trọng trong việc đưa ra các quy định phù hợp để có thể vừa chống dịch vừa tiếp tục sản xuất. Chúng tôi sẽ tiếp tục phối hợp với Bộ Y tế để có thể ban hành sớm nhất văn bản, mang lại hiệu quả thiết thực vừa chống dịch vừa bảo đảm sản xuất công nghiệp, phát triển kinh tế.

Về vấn đề hiện nay các DN đang găp khó khăn khi vừa tuân thủ các biện pháp chống dịch, vừa phát triển kinh tế, trong đó có việc lưu thông hàng hóa, Thứ trưởng cho biết, mặc dù Chính phủ, các bộ, ngành đã có nhiều văn bản về việc tạo thuận lợi trong lưu thông hàng hóa thiết yếu, nhưng trên thực tế, trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, nhiều địa phương áp dụng các quy định khác nhau gây ra khó khăn trong lưu thông hàng hóa và sản xuất công nghiệp vì nguyên liệu phục vụ sản xuất bị ách tắc.

Ngay từ khi dịch bệnh bùng phát, Bộ Công Thương đã có văn bản trao đổi với Bộ Y tế, Bộ GTVT, các địa phương, các hiệp hội, ngành hàng và DN để có biện pháp tháo gỡ khó khăn trong lưu thông hàng hóa nhưng chưa khắc phục được hoàn toàn tình trạng này.

Ngày 27/7 vừa qua, Bộ Công Thương đã có văn bản 4482 gửi Thủ tướng Chính phủ đề xuất Chính phủ có văn bản chỉ đạo về việc tạo thuận lợi cho việc lưu chuyển hàng hóa. Trong đó, Bộ Công Thương đề nghị tất cả hàng hóa đều được lưu thông bình thường (trừ danh mục hàng hóa cấm lưu thông). Và Chính phủ đã hành động rất quyết liệt khi chỉ 2 ngày sau, ngày 29/7, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành đã có văn bản chỉ đạo trên cơ sở đồng ý với ý kiến đề xuất của Bộ Công Thương.

Mặc dù hiện nay hàng hóa về cơ bản đã được lưu thông thuận lợi, ổn định nhưng vẫn còn hiện tượng tài xế gặp khó khăn khi lưu thông qua một số chốt kiểm dịch tại một số địa phương. Vì thế, chúng tôi tha thiết mong muốn và đề nghị các địa phương bên cạnh việc tập trung kiểm soát dịch bệnh COVID-19 tại địa phương mình, cần thực hiện mục tiêu kép mà Chính phủ yêu cầu. Đó là "vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế" bằng việc tạo điều kiện cho hàng hóa, nguyên liệu sản xuất lưu thông thuận lợi, nhanh chóng.

Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Duy Lâm: Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về việc tháo gỡ khó khăn trong lưu thông hàng hóa, Bộ GTVT đã khẩn trương có các văn bản gửi UBND các địa phương, Ban Chỉ đạo phòng, chống COVID-19 tại các địa phương thực hiện đồng loạt một số giải pháp chủ yếu để tạo thuận lợi trong lưu thông hàng hóa.

Thứ nhất, không thực hiện kiểm tra tại các chốt kiểm soát, trên tất cả các tuyến đường đối với các phương tiện đã được cấp mã QR do ngành giao thông cấp. Phương tiện vận chuyển hàng hóa nào chưa được cấp mã QR, lái xe phải trình giấy xét nghiệm kết quả âm tính với virus SARS-CoV-2 còn hiệu lực trong 72 tiếng.

Chỉ thực hiện hậu kiểm tại các điểm bốc xếp hàng hóa và đề nghị các địa phương cần xử lý nghiêm các hành vi vi phạm các quy định này. Bộ GTVT cũng kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các địa phương xem xét ưu tiên tiêm vaccine phòng, chống COVID-19 cho đội ngũ lái xe vận tải, các phụ xe, công nhân bốc xếp hàng hóa. Đồng thời Bộ GTVT cũng chỉ đạo Tổng cục Đường bộ Việt Nam và các đơn vị chuyên ngành của Bộ công bố đường dây nóng để kịp thời tiếp nhận và giải quyết các vướng mắc phát sinh trong việc lưu thông hàng hóa.

Bộ cũng yêu cầu các đơn vị liên quan phải theo dõi và nắm bắt kịp thời các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn của Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống COVID-19, của Bộ Y tế để có tham mưu kịp thời đưa ra phương án tổ chức giao thông vận tải hàng hóa, đảm bảo không xảy ra tình trạng ùn tắc.

Nhật Quang

FILI

Các tin tức khác

>   Chủ tịch TP.HCM: Dự báo kinh tế cuối năm 2021 rất khó khăn (11/08/2021)

>   Dư địa tăng giải ngân vốn đầu tư công còn nhiều ở khối địa phương (11/08/2021)

>   Doanh nghiệp thủy sản đuối sức với '3 tại chỗ' (11/08/2021)

>   Giảm phí lưu container, lưu kho để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp (11/08/2021)

>   Tân Cảng - Cát Lái "hạ nhiệt", vẫn lo hiệu ứng "domino" dịch chuyển chuỗi sản xuất ra khỏi Việt Nam (10/08/2021)

>   Thủy sản Việt Nam sẽ mất thị trường EU, nếu bị EC phạt thẻ đỏ (10/08/2021)

>   Nhà nước, doanh nghiệp và người lao động cùng thấu hiểu và chia sẻ khó khăn (10/08/2021)

>   Tìm cách giữ chân người lao động: 'Ai ở đâu, ở đấy' phải được coi là giải pháp chiến lược (10/08/2021)

>   Xe có mã QR vẫn bị các chốt kiểm soát 'làm khó' (09/08/2021)

>   Xuất khẩu gỗ Việt Nam tăng trưởng vượt trội trong bối cảnh dịch (09/08/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật