Thứ Tư, 11/08/2021 21:00

Nhiều doanh nghiệp Trung Quốc muốn mua lượng lớn thủy sản Việt Nam

Trung bình mỗi công ty tại thành phố Quảng Châu (Trung Quốc) cần mua từ 4-5 container thủy sản mỗi tuần để phân phối cho thị trường Quảng Châu và các thị trường khác tại Trung Quốc.

Mỗi doanh nghiệp tham gia giao thương trực tuyến bày tỏ mong muốn mua 4-5 container thủy sản Việt Nam mỗi tuần. Ảnh: Ng.Ng

Thông tin trên được đưa ra tại buổi giao thương trực tuyến thủy sản Việt Nam – Trung Quốc (Quảng Châu) do Bộ Công thương chủ trì tổ chức, phối hợp với Thương vụ Việt Nam Quảng Châu, Thương hội thủy sản TP Quảng Châu.

Phiên giao thương đã thu hút sự tham gia của hơn 30 doanh nghiệp thủy sản Việt Nam. Các doanh nghiệp đã giới thiệu tới các nhà nhập khẩu, thương nhân Quảng Châu tôm, cua, cá tươi, đông lạnh, sản phẩm chế biến... chất lượng cao của Việt Nam.

Các doanh nghiệp Quảng Châu cũng đưa ra nhu cầu đa dạng như: tôm (tôm hùm nhỏ, tôm hùm xanh nhỏ, tôm sú, nhân tôm sú, nhân tôm hùm, tôm thẻ chân trắng Nam Mỹ (chín/ sống); nhân tôm thẻ chân trắng, đuôi tôm; các loại cá (cá basa, cá mực khô, cá ngừ Việt Nam); cua (cua xanh, cua gạch); mực, bạch tuộc; các sản phẩm thủy sản như: da cá, bóng cá, hải sâm với số lượng lên đến hàng trăm tấn thủy sản từ Việt Nam.

Bà Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Giám đốc Trung tâm hỗ trợ xuất khẩu, Cục Xúc tiến thương mại cho biết, sau khi thương thảo, đàm phán với doanh nghiệp Việt Nam, số lượng đặt mua của các nhà nhập khẩu, thương nhân Quảng Châu khá lớn. Trung bình mỗi công ty tại Quảng Châu cần mua từ 4-5 container thủy sản mỗi tuần để phân phối tại Quảng Châu và các thị trường khác tại Trung Quốc.

Phía Việt Nam có nhiều đơn vị như Công ty Vĩnh Hoàn, Anh Khoa, Mega A, Baria Group, Đại Thành, Godaco, Hùng Hậu, IDI, Lê Thành, Gò Đàng… sẵn sàng đáp ứng các đơn hàng của khách hàng.

Riêng đối với mặt hàng cá basa, Thương hội thủy sản Quảng Châu đề nghị các doanh nghiệp Quảng Châu gom thành một đơn hàng lớn để được giá cạnh tranh.

Bộ Công thương thông tin, ngoài thị trường Quảng Châu, các doanh nghiệp này còn bày tỏ nhu cầu hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu thủy sản sang Nhật Bản, EU với chất lượng cao.

Cũng trong khuôn khổ phiên giao thương, doanh nghiệp Trung Quốc cũng đề nghị Cục Xúc tiến thương mại hỗ trợ tư vấn cho họ các thủ tục thành lập chi nhánh tại Việt Nam để thu mua thủy sản Việt Nam.

Theo ông Lê Hoàng Tài, Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công thương), do ảnh hưởng của dịch Covid-19, hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc gặp nhiều khó khăn. Rất nhiều hoạt động xúc tiến tương mại truyền thống theo kế hoạch đã bị hủy hoặc hoãn. Trước đó, tháng 11.2020, Trung Quốc đã siết chặt hoạt động kiểm soát hàng thực phẩm đông lạnh nhập khẩu tại những thành phố đầu mối thương mại vì dịch Covid-19. Theo đó, tất cả sản phẩm thực phẩm đông lạnh khi vào Trung Quốc phải đáp ứng đầy đủ 4 loại giấy chứng nhận mới được đưa ra thị trường tiêu thụ.

Nguyên Nga

Thanh niên

Các tin tức khác

>   Giá gạo Việt chịu ảnh hưởng kép vì Covid-19 (11/08/2021)

>   Khuyến cáo doanh nghiệp về việc xuất khẩu nông sản qua các cửa khẩu (10/08/2021)

>   Giá phân bón tăng sốc, Bộ NN-PTNT đề nghị Bộ Công thương thanh tra (10/08/2021)

>   Sầu riêng Ri6 được bán gần 430.000 đồng/kg tại Úc vẫn 'cháy hàng' (09/08/2021)

>   Hàng triệu tấn nông sản sắp thu hoạch 'kêu cứu' tiêu thụ (06/08/2021)

>   Một container gạo ST25 đến châu Âu mất gần 200 triệu đồng phí vận chuyển (06/08/2021)

>   Dự báo đợt khủng hoảng thiếu thực phẩm gia cầm dịp tết Nguyên đán 2022 (05/08/2021)

>   Bộ NN&PTNT tháo gỡ rào cản hàng xuất khẩu (04/08/2021)

>   Kịp thời tiêu thụ lúa hè thu, khẩn cấp tiêm vaccine cho lao động nông nghiệp (04/08/2021)

>   Dự báo giá gạo Việt Nam sẽ giảm mạnh do cạnh tranh với Ấn Độ (03/08/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật