Chủ Nhật, 18/07/2021 18:47

OPEC+ sẽ nâng sản lượng từ tháng 8/2021

Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh “gật đầu” nâng sản lượng dầu dần dần sau khi Ả-rập Xê-út và các Tiểu Vương quốc Ả-rập Thống nhất (UAE) chấm dứt xung đột.

Liên minh OPEC+ sẽ nâng sản lượng thêm 400,000 thùng/ngày mỗi tháng từ tháng 8/2021 cho tới khi tất cả sản lượng bị cắt giảm trong đại dịch được khôi phục. Thỏa thuận này cũng sẽ nâng mức sản lượng cơ sở của Ả-rập Xê-út, UAE, Iraq, Kuwait và Nga từ tháng 5/2022, theo tuyên bố của OPEC+. Dựa vào mức sản lượng cơ sở, các quốc gia sẽ xác định mức nâng sản lượng của mình.

Thỏa thuận này sẽ góp phần xoa dịu tình trạng thiếu cung và giảm rủi ro giá dầu tăng vọt. Đồng thời, thỏa thuận cũng chấm dứt cuộc xung đột ngoại giao – vốn làm các trader lo ngại – khi mâu thuẫn giữa hai đồng minh lâu năm làm dấy lên nguy cơ tan rã thỏa thuận giữa OPEC và đồng minh, vốn là yếu tố góp phần hỗ trợ đà hồi phục của giá dầu.

Bộ trưởng Năng lượng Ả-rập Xê-út Abdulaziz bin Salman tỏ ra vui mừng với sự thỏa hiệp tại cuộc họp ngày 18/07.

“Thay vì nói ‘tôi trở lại’, chúng tôi sẽ nói ‘chúng tôi đã trở lại”, ông Abdulaziz bin Salman cho biết.

Thỏa thuận này mang nhiều tác động tới thị trường dầu. Theo đó, người tiêu dùng sẽ có cái nhìn rõ ràng hơn về cách OPEC+ khôi phục lại 5.8 triệu thùng dầu/ngày đã bị tạm ngừng sản xuất vì các thỏa thuận cắt giảm sản lượng trong lúc dịch bệnh.

Ngoài ra, thỏa thuận cũng giải quyết nỗi bất bình từ phía UAE. Quốc gia này tranh luận rằng sản lượng cơ sở của họ bị xác định một cách không công bằng vì không tính tới sự mở rộng tốn kém của ngành dầu khi tại quốc gia này. Mức sản lượng cơ sở của UAE đã được tăng lên 3.5 triệu thùng/ngày, thấp hơn mức 3.8 triệu thùng mà họ yêu cầu, nhưng cao hơn nhiều so với mức 3.2 triệu thùng trước đó.

Vũ Hạo (Theo Bloomberg)

FILI

Các tin tức khác

>   Dầu có tuần giảm mạnh nhất từ tháng 3/2021 (17/07/2021)

>   Dầu WTI giảm hơn 2% trước dự báo nguồn cung tăng (16/07/2021)

>   Dầu giảm hơn 2% khi Ả-rập Xê-út và UAE đạt được thỏa thuận sản lượng (15/07/2021)

>   Dầu tăng nhẹ nhờ kỳ vọng dự trữ dầu thô tại Mỹ tiếp tục giảm (14/07/2021)

>   Dầu giảm nhẹ do lo ngại về tăng trưởng kinh tế (13/07/2021)

>   Giá xăng tăng hơn 800 đồng/lít lên mức cao nhất trong vòng 2 năm qua (12/07/2021)

>   Dầu WTI tăng mạnh hơn 2% (10/07/2021)

>   Dầu tăng gần 1% khi dự trữ dầu thô tại Mỹ giảm mạnh (09/07/2021)

>   Dầu giảm gần 1.5% trước triển vọng không chắc chắn về nguồn cung từ OPEC (08/07/2021)

>   Dầu Brent sụt hơn 3% sau OPEC+ hoãn họp vô thời hạn (07/07/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật