Thứ Sáu, 16/07/2021 08:06

Dầu WTI giảm hơn 2% trước dự báo nguồn cung tăng

Giá dầu giảm vào ngày thứ Năm (15/7), nới rộng đà suy giảm khi nhà đầu tư dự báo nguồn cung gia tăng sau một thỏa thuận giữa các nhà sản xuất OPEC hàng đầu và khi dự trữ nhiên liệu tại Mỹ tăng, làm dấy lên lo ngại về nhu cầu của quốc gia tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới.

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Năm, hợp đồng dầu Brent lùi 1.73% xuống 73.47 USD/thùng. Hợp đồng dầu WTI mất 2.02% còn 71.65 USD/thùng.

Cả 2 hợp đồng này đều đã giảm hơn 2% vào ngày 14/7 sau khi Reuters đưa tin Ả-rập Xê-út và Các Tiểu Vương quốc Ả rập Thống nhất (UAE) đã đạt được một thỏa hiệp nhằm mở đường cho một thỏa thuận để cung cấp nhiều dầu hơn vào thị trường dầu đang thắt chặt và làm hạ nhiệt đà tăng nóng của giá dầu.

“Thị trường ko có bất kỳ cơ hội nào. Giá cả đang ở mức quá mua, nên nhà đầu tư có thể muốn rút tiền ra trước khi thỏa thuận được cụ thể hóa”, Avtar Sandu, Nhà đầu tư hàng hóa cấp cao tại Phillips Futures, nhận định.

Các cuộc đàm phán giữa Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh bao gồm Nga, một nhóm được gọi là OPEC+, đã thất bại trong tháng này sau khi UAE phản đối việc gia hạn thỏa thuận nguồn cung của nhóm sang tháng 4/2022.

Tuy nhiên, các chuyên gia phân tích tại Goldman Sachs, Citi và UBS dự báo nguồn cung vẫn thắt chặt trong những tháng tới ngay cả khi OPEC+ hoàn tất thỏa thuận nâng sản lượng.

Nhà phân tích Giovanni Staunovo của UBS nhận định: “Thị trường dầu đã thâm hụt và tăng trưởng nhu cầu cao hơn tốc độ tăng trưởng nguồn cung, thị trường dầu thô có thể sẽ thắt chặt hơn nữa trong mùa hè này. Chúng tôi tin rằng sự sụt giảm liên tục dự trữ dầu toàn cầu có thể làm tăng giá dầu Brent lên 80 USD/thùng và dầu WTI lên 77 USD/thùng từ nay đến tháng 9”.

Vào ngày 14/7, dữ liệu từ Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho thấy dự trữ dầu thô tại Mỹ đã giảm tuần thứ 8 liên tiếp trong tuần trước, tuy nhiên, dự trữ xăng và dầu diesel đã tăng mặc dù tỷ lệ sử dụng nhà máy lọc dầu giảm.

Các nhà phân tích cho biết đà sụt giảm mạnh của dự trữ dầu thô đã không giúp thúc đẩy giá dầu khi nhà đầu tư tập trung vào việc tổng dự trữ xăng dầu tăng lần đầu tiên kể từ đầu tháng 6.

Giá dầu cũng chịu sức ép từ dữ liệu cho thấy nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm hơn dự báo trong quý 2, chịu áp lực bởi chi phí nguyên vật liệu thô cao hơn sự bùng phát số ca nhiễm mới Covid-19.

Tuy nhiên, Trung Quốc, quốc gia nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới, cũng báo cáo khối lượng chế biến dầu thô đạt kỷ lục tại các nhà máy lọc dầu vào tháng 6, qua đó làm giảm bớt một số áp lực giảm giá.

An Trần (Theo CNBC)

FILI

Các tin tức khác

>   Dầu giảm hơn 2% khi Ả-rập Xê-út và UAE đạt được thỏa thuận sản lượng (15/07/2021)

>   Dầu tăng nhẹ nhờ kỳ vọng dự trữ dầu thô tại Mỹ tiếp tục giảm (14/07/2021)

>   Dầu giảm nhẹ do lo ngại về tăng trưởng kinh tế (13/07/2021)

>   Giá xăng tăng hơn 800 đồng/lít lên mức cao nhất trong vòng 2 năm qua (12/07/2021)

>   Dầu WTI tăng mạnh hơn 2% (10/07/2021)

>   Dầu tăng gần 1% khi dự trữ dầu thô tại Mỹ giảm mạnh (09/07/2021)

>   Dầu giảm gần 1.5% trước triển vọng không chắc chắn về nguồn cung từ OPEC (08/07/2021)

>   Dầu Brent sụt hơn 3% sau OPEC+ hoãn họp vô thời hạn (07/07/2021)

>   Cựu quan chức Mỹ: Giá dầu có thể vượt 100 USD/thùng (06/07/2021)

>   OPEC+ lún sâu vào khủng hoảng, thị trường dầu có nguy cơ thiếu cung (06/07/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật