Thứ Năm, 15/07/2021 16:44

Một số ngân hàng được nới room tín dụng

TS. Nguyễn Trí Hiếu – Chuyên gia kinh tế cho biết rất hoan nghênh việc NHNN tăng room tín dụng cho các ngân hàng. Tuy nhiên, ông cũng cho rằng vẫn nên bỏ room tín dụng để mỗi ngân hàng tự quyết kế hoạch kinh doanh của mình.

Ngày 15/07/2021, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết đã đồng ý điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho các tổ chức tín dụng (TCTD) đảm bảo nguyên tắc nhất quán để đạt được mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ và thực hiện chủ trương của Chính phủ “vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế”.

 

Việc điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng được thực hiện trên cơ sở đề nghị của tổ chức tín dụng, đánh giá kỹ tình hình hoạt động, năng lực tài chính, quản trị điều hành và khả năng mở rộng tín dụng lành mạnh của từng TCTD, ưu tiên đối với TCTD thực hiện chủ trương của Chính phủ và chỉ đạo của NHNN giảm lãi suất cho vay nhằm chia sẻ khó khăn, đồng hành cùng doanh nghiệp, người dân.

 

Theo đó, thay vì mức tăng trưởng tín dụng cao nhất là 10%-12% được cấp ban đầu, trong đợt cấp tăng trưởng tín dụng lần này, có ngân hàng được điều chỉnh mức tăng trưởng tín dụng cả năm lên đến 14%-15%.

Một ngân hàng TMCP được nới room tín dụng từ mức 10.5% lên mức 15%, mức tăng thêm 4.5% này cũng được cho là ngân hàng được nới room mạnh nhất hiện nay. Trong khi đó, một ngân hàng khác lại tăng từ mức ban đầu chỉ 8.5% lên mức 12.1%.

Trong văn bản chấp thuận hạn mức tăng trưởng tín dụng mới cho một số ngân hàng, NHNN yêu cầu phải kiểm soát chặt chẽ và hạn chế cấp tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như đầu tư, kinh doanh bất động sản, chứng khoán... giảm dần tỷ trọng cho vay đối với lĩnh vực bất động sản; tăng cường quản lý rủi ro đối với các dự án BOT, BT giao thông, tín dụng tiêu dùng, kiểm soát chặt cho vay ngoại tệ...  

TS. Nguyễn Trí Hiếu - Chuyên gia kinh tế

Trước thông tin từ phía NHNN, TS. Nguyễn Trí Hiếu cho biết rất hoan nghênh việc NHNN tăng room tín dụng cho các ngân hàng. Tuy nhiên, ông Hiếu cho rằng vẫn là nên bỏ room tín dụng để cho mỗi ngân hàng tự quyết kế hoạch kinh doanh của mình. Nếu ngân hàng thấy khả năng của mình có thể cho vay thêm được thì hãy để cho họ kinh doanh.

NHNN không quản lý các ngân hàng bằng room tín dụng mà quản lý ngân hàng bằng các chỉ tiêu của chính sách tiền tệ. Từ việc bắt các ngân hàng phải giữ tỷ lệ LTD (Loan to deposit) – dư nợ cho vay trên tổng huy động 80%, cho đến tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn đã có lộ trình hạ xuống, được gia hạn đến cuối tháng 9/2021, và cuối cùng là tỷ lệ an toàn vốn 8%. NHNN nên sử dụng những chỉ tiêu này để kiểm soát kinh doanh của các ngân hàng, nếu ngân hàng vẫn tuân thủ những điều kiện theo khung pháp lý này, thì hãy để cho họ tự quyết các vấn đề kinh doanh. Tùy ngân hàng có thể tăng room tín dụng lên 10% hoặc 20% nếu họ có thể huy động được vốn và vẫn tuân thủ chỉ tiêu NHNN đưa ra.

Câu hỏi đặt ra là tại sao lại không để cho các ngân hàng tự kinh doanh theo sức khỏe của mình, mà gò bó tỷ lệ tăng trưởng trong room tín dụng mỗi ngân hàng?

Mục đích của NHNN là không để cho các ngân hàng yếu kém tăng trưởng tín dụng quá mạnh. Các ngân hàng này sẽ huy động với lãi suất cao để tăng được nguồn vốn và sau đó cho vay ra ở các lĩnh vực rủi ro để có lợi nhuận, điều này sẽ tạo ra rủi ro hệ thống.

Thế nhưng nếu các ngân hàng vẫn tuân thủ các chỉ tiêu về an toàn vốn, cho vay trên huy động, cho vay trung dài hạn và các chỉ tiêu khác theo Luật Tổ chức tín dụng thì nên cho phép những ngân hàng này tự do tăng trưởng kinh doanh. Và nếu ngân hàng tăng lãi suất quá mạnh để hút vốn huy động, thì lúc này NHNN gửi thanh tra để kiểm soát việc ngân hàng tăng vốn như vậy có hợp lý hay không, hoặc có thể tranh tra định kỳ/bất thường các khoản cho vay.

Nhìn chung, NHNN vẫn có đầy đủ công cụ khác để kiểm soát các ngân hàng, chứ không phải chỉ có room tín dụng. Thế nên, ông Hiếu cho rằng hãy mở room tín dụng ra để ngân hàng nào có thể cung cấp được tín dụng nhiều hơn và thậm chí là bỏ luôn cả room tín dụng. Ông Hiếu còn cho rằng, kể cả trần lãi suất tiền gửi huy động từ 6 tháng trở xuống cũng nên bỏ, để các ngân hàng tự vận hành trong khả năng của mình.

Cát Lam

FILI

Các tin tức khác

>   VPBank muốn chia cổ tức và thưởng cho cổ đông với tổng tỷ lệ 80% (15/07/2021)

>   HSBC: Tỷ giá USD/VNĐ sẽ có nhiều biến động trong 6 tháng cuối năm (14/07/2021)

>   SeABank mở rộng cho vay cho doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ và doanh nghiệp xanh (14/07/2021)

>   Sacombank tiếp tục đồng hành cùng khách hàng khắc phục ảnh hưởng của dịch Covid-19 (14/07/2021)

>   Những ngân hàng đầu tiên 'khoe' lãi 6 tháng đầu năm (14/07/2021)

>   Room tín dụng – Vì sao vẫn giữ? (14/07/2021)

>   Ngân hàng cảnh báo khẩn về tình trạng lừa đảo thanh toán, mất tiền trong tài khoản (13/07/2021)

>   LienVietPostBank chốt quyền cổ tức năm 2020, tỷ lệ 12% (13/07/2021)

>   Giảm lãi suất vay cho khách hàng hiện hữu, ngân hàng mong sớm được nới room tín dụng (13/07/2021)

>   Doanh nghiệp trụ vững thì ngân hàng mới có đối tác sau này (13/07/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật