Thứ Tư, 14/07/2021 11:00

Những ngân hàng đầu tiên 'khoe' lãi 6 tháng đầu năm

Đã có 7 ngân hàng tự tin khoe lãi lớn với mức tăng trưởng ấn tượng trong nửa đầu năm 2021.

Nguồn: Tổng hợp

Trong số 7 ngân hàng ước lãi 6 tháng đầu năm 2021, quán quân về quy mô lợi nhuận vẫn thuộc về anh cả Vietcombank với 14,560 tỷ đồng lãi trước thuế, tăng 36% so với cùng kỳ năm 2020 và thực hiện 58% kế hoạch cả năm.

Vietcombank cho biết kết quả kinh doanh tích cực đến từ dư nợ tín dụng đạt trên 920,000 tỷ đồng, tăng 10% so với đầu năm 2021, trong đó tín dụng bán lẻ tiếp tục tăng trưởng cao ở mức 12% so với đầu năm 2021, chiếm 55% tổng dư nợ tín dụng. Cùng với đó, huy động vốn thị trường I đạt trên 1 triệu tỷ đồng, tăng 2% so với đầu năm 2021.

Vị trí á quân là “ông lớn” Vietinbank, ước lãi trước thuế đạt 13,000 tỷ đồng, tăng 75% so cùng kỳ. Trong đó, Vietinbank cho biết dư nợ tín dụng tăng 5% so với đầu năm (trong khi cùng kỳ chỉ tăng 1%) lên 1.06 triệu tỷ đồng.

Như vậy, so với chỉ tiêu lợi nhuận 16,800 tỷ đồng của cả năm, Vietinbank thực hiện hơn 3/4 kế hoạch sau nửa chặng đường.

Kế đến là MBB, ước lợi nhuận trước thuế hợp nhất nửa đầu năm đạt 7,986 tỷ đồng, tăng 56% so cùng kỳ.

Theo MBB, dư nợ tín dụng của ngân hàng mẹ trong 6 tháng đầu năm tăng 11% lên 339,900 tỷ đồng, kịch trần hạn mức ban đầu được Ngân hàng Nhà nước giao. Số dư tiền gửi không kỳ hạn tăng 7%, lên 137,571 tỷ đồng.

 

Còn TPBank ước đạt 3,007 tỷ đồng lợi nhuận, tăng 48% so cùng kỳ và thực hiện 54% kế hoạch năm. Trong 6 tháng đầu năm 2021, tổng tài sản của TPBank đạt hơn 242 ngàn tỷ đồng, gần đạt mục tiêu 250 ngàn tỷ đồng cho cả năm. Dự báo khả năng cuối năm tổng tài sản sẽ tăng vượt xa kế hoạch. Một chỉ tiêu quan trọng nữa cũng gần về đích cả năm là tổng huy động. Tính đến cuối tháng 6, TPBank huy động được hơn 217 ngàn tỷ đồng, tăng 17.46% so với cuối năm 2020 và tương đương 98.3% kế hoạch năm.

Một trong những nguyên nhân chính giúp tăng trưởng lợi nhuận trước thuế của TPBank cao là do ngân hàng thực hiện một loạt các giải pháp tiết giảm chi phí và tối ưu hóa hiệu quả hoạt động. Điều này có thể nhìn thấy rõ ở chi phí hoạt động, chỉ tăng có 6.91% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn rất nhiều mức tăng của doanh thu. Chỉ số chi phí trên thu nhập (CIR) cũng đã giảm rất mạnh từ 43% cuối tháng 6 năm 2020 xuống chỉ còn 36% ở thời điểm kết thúc quý 2 năm nay.

 

Xét về tốc độ tăng trưởng lợi nhuận, MSB có lợi nhuận trước thuế tăng mạnh nhất, gấp gần 3 lần cùng kỳ, đạt 2,800 tỷ đồng, thực hiện 85% kế hoạch đề ra cho cả năm.

ABBank xếp vị trí thứ hai về mức tăng trưởng lợi nhuận với 85%, ước lãi trước thuế đạt 1,164 tỷ đồng, thực hiện được 59% kế hoạch 2021. 

Hai ngân hàng còn lại ước lãi trước thuế 6 tháng đầu năm là TPBank và SCB. Trong đó, TPBank ước đạt 3,007 tỷ đồng lợi nhuận, tăng 48% so cùng kỳ và thực hiện 54% kế hoạch năm. Riêng SCB báo lãi trước thuế 456 tỷ đồng, tăng 29 tỷ đồng so cùng kỳ, tỷ lệ tăng 7%.

Nhận định về triển vọng ngành ngân hàng trong 6 tháng cuối năm 2021, Công ty Chứng khoán VNDirect cho rằng các ngân hàng sẽ tiếp tục được hưởng lợi từ chi phí vốn thấp do chính sách tiền tệ nới lỏng được kỳ vọng duy trì trong nửa cuối năm 2021 để hỗ trợ nền kinh tế cũng như giúp các ngân hàng duy trì thanh khoản ổn định.

Cụ thể, VNDirect dự báo tăng trưởng tín dụng toàn ngành ngân hàng có thể đạt 13% khi GDP tăng 6.5% trong năm nay.

Mức tăng trưởng này được VNDirect đưa ra dựa trên kỳ vọng nhu cầu quốc tế phục hồi, thúc đẩy các hoạt động sản xuất và kinh doanh trong nửa cuối năm 2021, sau khi các nền kinh tế phục hồi nhờ các gói kích cầu và quy trình tiêm chủng hiệu quả.

Theo VNDirect, tăng trưởng dư nợ vay của các ngân hàng, vốn chiếm một nửa tín dụng hệ thống, có thể vượt hạn mức tăng trưởng tín dụng được cấp cho năm 2021 do kết quả từ việc mở rộng nhanh chóng trong những tháng đầu năm.

CTCP Chứng Khoán Kiến Thiết Việt Nam (CSI) cũng dự báo ngành ngân hàng sẽ đạt mức tăng trưởng ấn tượng vào năm 2021. Trong đó, lợi nhuận ngân hàng tăng trưởng nhờ tối ưu hóa chi phí và các hoạt động kinh doanh không cốt lõi.

CSI cho rằng, ngoài kỳ vọng về khả năng phục hồi kinh tế trong năm nay giúp thúc đẩy lợi nhuận ngành ngân hàng, các dự án chuyển đổi số cũng sẽ giúp các nhà băng tối ưu hóa được chi phí hoạt động và chi phí huy động vốn. Đồng thời, các nguồn thu ngoài lãi như hoạt động dịch vụ, kinh doanh bảo hiểm cũng được dự báo tăng trưởng khả quan trong năm nay, đem lại thu nhập ổn định cho ngân hàng.

CSI dự báo lợi nhuận trước thuế năm 2021 của các ngân hàng niêm yết sẽ tăng trưởng khoản 25% so với năm trước, trong đó nhóm ngân hàng quốc doanh sẽ có một năm bứt phá về lợi nhuận.

Ái Minh

FILI

Các tin tức khác

>   HJS: Thay đổi giấy đăng ký kinh doanh (14/07/2021)

>   NRC: Báo cáo quản trị công ty bán niên 2021 (14/07/2021)

>   MCF: Báo cáo quản trị công ty bán niên 2021 (14/07/2021)

>   NTP: CBTT về đơn vị kiểm toán BCTC năm 2021 (14/07/2021)

>   MKV: Công bố thông tin ký hợp đồng kiểm toán 2021 (14/07/2021)

>   X20: CBTT v.v đơn vị kiểm toán BCTC năm 2021 (14/07/2021)

>   ABT: Ký hợp đồng với Ernst & Young Việt Nam kiểm toán BCTC 2021 (14/07/2021)

>   PDB: Thay đổi giấy chứng nhận hoạt động của chi nhánh (14/07/2021)

>   SKH: Ngày đăng ký cuối cùng trả cổ tức bằng tiền mặt (14/07/2021)

>   TTC: Nghị quyết HĐQT lựa chọn đơn vị kiểm toán (14/07/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật