Thứ Năm, 01/07/2021 20:00

Hành trình khởi nghiệp trong đại dịch của cô gái trẻ Grace O’Brien

Khoảng thời gian “ở yên tại nhà” do đại dịch trong năm 2020 cũng là dịp cho nhiều giới trẻ có những ý tưởng kinh doanh mới hoặc theo đuổi niềm đam mê của họ. Grace O’Brien là một trong số đó với dự án “Trứng thuần chay từ đậu gà”.

O’Brien, 23 tuổi, tốt nghiệp chuyên ngành kỹ thuật – thiết kế tại trường đại học Stanford. O’Brien là giám đốc dự án, làm việc cho Công ty Unber tại văn phòng ở San Francisco cho đến khi đại dịch bùng phát, buộc cô phải chuyển sang làm việc từ xa.

Grace O’Brien

Ban đầu, khi không phải đến làm việc tại văn phòng, O’Brien đã trở về quê nhà tại Los Angeles. Sau đó, cô cùng bạn trai là Ryan Schools (cũng đang làm việc từ xa) lên kế hoạch cho những chuyến đi dã ngoại.  Tuy nhiên, khi họ đặt chân đến thành phố Bend thuộc tiểu bang Oregon vào mùa thu năm ngoái thì nạn cháy rừng xảy ra và kế hoạch dã ngoại buộc phải chấm dứt.

O'Brien chia sẻ: “Ở tuổi 20, những thứ lắp đầy thời gian rảnh của tôi, như những buổi gặp gỡ bè, đều hoàn toàn biến mất trong thời gian đại dịch. Tôi muốn lắp đầy thời gian dư mình bằng một dự án đầy ý nghĩa”.

O'Brien đã tận dụng cơ hội này để giải quyết một vấn đề đã khiến cô đau đầu từ lâu đó là sự khan hiếm những quả trứng thuần chay chất lượng.

Với lượng thời gian rảnh rỗi tại nhà, 3,000 USD cùng với Internet, O'Brien bắt đầu tạo ra một loại phụ phẩm mới cho trứng thuần chay ngay trong căn bếp của mình. Từ một người không có kinh nghiệm sẵn về khoa học thực phẩm, hiện O'Brien đang có một sản phẩm khả thi, được đặt tên “Peggs” và đang cố gắng gọi vốn thông qua chiến dịch của cô trên Kickstarter để biến dự án đam mê này thành công việc kinh doanh.

O'Brien chia sẻ: “Peggs ra đời từ căn bếp của tôi trong suốt thời gian đại dịch vì tôi mong muốn duy trì một trong những món ăn yêu thích của mình. Tôi hiểu rằng việc áp dụng chế độ ăn chay là cách tốt nhất mà mỗi cá nhân có thể thực hiện để chống lại tình trạng biến đổi khí hậu. Tôi muốn ăn thuần chay nhưng chưa làm được vì tôi chưa thể thay thế một trong những thực phẩm yêu thích của tôi đó là trứng”.

“Kế đến, đại dịch Covid-19 bùng phát, đột nhiên tôi có thời gian để giải quyết vấn đề này. Tôi đã nghiên cứu về trứng: Các đặc tính vật lý, thành phần dinh dưỡng của chúng và các lựa chọn thay thế chúng. Tôi mày mò với hàng trăm kiểu biến tấu trong căn bếp nhà mình. Cuối cùng, tôi đã tìm được một công thức phù hợp với nhiều món ăn khác nhau, từ món mặn đến món ngọt và từ đó Peggs ra đời: Trứng có nguồn gốc từ thực vật được làm bằng "đậu gà, không phải gà con".

Vấn đề cần giải quyết: Trứng thuần chay phải chất lượng hơn

O'Brien cho rằng những sản phẩm trứng chay hiện có không hấp dẫn. Các thành phần của chúng không tự nhiên, khó hiểu hoặc có thể được dùng để nướng nhưng không dùng để làm được món trứng bác (trứng khuấy) hay đa số chúng thường được trưng bày tại các cửa hàng đặc sản. “Tôi muốn đảm bảo có nhiều lựa chọn cho những người có xu hướng chuyển sang áp dụng lối sống chỉ ăn thực vật mà không vấp phải nhiều cái ‘nhưng mà’”.

O'Brien cũng nhận thấy có một cơ hội và thị trường lớn cho sản phẩm trứng thuần chay. Cô nói: “Ngày nay, khi bạn đi đến một cửa hàng tạp hóa hay đến một nửa dãy sản phẩm sữa thì có một sản phẩm sữa khác có nguồn gốc thực vật - từ gai dầu đến hạnh nhân. Thế nhưng, khi bạn đi đến lối đi dành cho sản phẩm trứng thì hầu như không có bất kỳ sự đổi mới nào”.

Theo Good Food Institute, từ năm 2017 - 2019, danh mục trứng có nguồn gốc thực vật đã tăng 228% nhưng vẫn chiếm tỷ lệ nhỏ nhất trong số các danh mục thực phẩm có nguồn gốc thực vật.

Vì vậy, hồi tháng 9, sau khi từ Bend trở về nhà, O'Brien bắt đầu nghiên cứu sau giờ làm việc và vào cuối tuần. Cô đã ghi lại những đặc tính của trứng "thông thường", như khẩu vị và sự đa chức năng của chúng, tức bạn có thể dùng chúng để ăn sáng và cũng có thể dùng chúng để làm bánh.

Sau đó, O'Brien lái xe đến cửa hàng Walmart gần nơi cô ở và mua một loạt nguyên liệu, mở bảng tính để ghi lại kết quả và bắt đầu thử nghiệm sản phẩm. Mặc dù đã từng thực hiện với món nướng và thử nghiệm với các công thức nấu ăn khi còn trẻ nhưng O'Brien cho biết cô phải học mọi thứ về các sản phẩm thay thế trứng thông qua việc đọc sách, thử nghiệm và cả sai sót. Đồng thời cô cũng trao đổi với những người có nhiều kinh nghiệm hơn.

“Đậu gà chứ không phải gà con”

Khẩu hiệu của công ty

O'Brien và Schools, người đầu tiên nếm thử món trứng chay của O'Brien, đã lập tức loại bỏ đậu nành. Nhiều sản phẩm thay thế trứng hiện có được chế biến từ đậu nành nhưng cả hai đều không thích vị của nó. Họ chốt thành phần chính cho sản phẩm là đậu gà - theo khẩu hiệu là “đậu gà chứ không phải gà con” và kala namak (còn được gọi là muối đen), nghệ, bột hành và men dinh dưỡng để tạo hương vị.

O'Brien cho biết: “Muối đen là một loại muối đặc biệt có hương sulfuric cao, rất quan trọng để tạo cho sản phẩm có mùi và vị đặc trưng của trứng”.

O'Brien hài lòng với sự tiến bộ của mình nhưng cô biết rằng vẫn còn điều chưa ổn về kết cấu và khẩu vị. O'Brien  cần trợ giúp từ một người có kinh nghiệm kỹ thuật nên cô đã tìm đến Hugo Lisboa.

Lisboa là một kỹ sư hóa học, có bằng Tiến sĩ với nhiều kinh nghiệm về khoa học nguyên liệu và chế biến thực phẩm. Lisboa đã tư vấn cho O'Brien về một số chất gôm và các thành phần đặc biệt và tất cả chúng O'Brien đều có thể tìm và mua trực tuyến.

Lisboa nói: “O'Brien đã phát triển một sản phẩm tuyệt vời về mặt hương vị và cô ấy mong muốn sản phẩm có kết cấu bắt chước một quả trứng thông thường theo cách tốt nhất có thể bằng cách sử dụng thành phần thực vật. Tôi chỉ lưu ý cô ấy một số điều về cách một nhóm dinh dưỡng chính (như tinh bột hay protein) hoạt động như thế nào trong quá trình nấu và sau khi nấu. Tôi cũng cung cấp một phương pháp để cô ấy thử nghiệm và phát triển thêm sản phẩm của cô ấy”. Một số đề xuất của Lisboa đã được gửi cho O'Brien qua mạng internet.

O'Brien nói: “Tôi có cả một tủ nguyên liệu đặc biệt rất lạ để làm thử nghiệm vì đây là cách rẻ nhất và dễ làm nhất trong suốt giai đoạn diễn ra đại dịch".

Sau khi thực hiện điều chỉnh thêm, O'Brien đã gửi công thức pha chế của mình - hỗn hợp trứng bột có thể đánh tan với nước - cho gia đình, bạn bè và những influencers trên ăn chay trên Instagram.

O'Brien nói: "Chúng tôi chỉ gửi sản phẩm cho họ với hy vọng nhận được ý kiến phản hồi, nhưng nhiều influencers đã đăng lên ý kiến của riêng họ. Họ làm nên sự ảnh hưởng vang dội: Turnip Vegan, với 121.000 người theo dõi, đã đăng video quay một món trứng tráng với sản phẩm của Peggs và nói rằng anh ấy yêu đậu gà; WeAreVeano, với 15.200 người theo dõi, đã làm ra những chiếc bánh nướng xốp trứng thuần chay và gọi chúng là ‘QUÁ’ gần với đồ thật".

Trứng bằng đậu gà đầu tiên trên thế giới

Peggs là một trong những lựa chọn thay thế trứng làm từ thực vật đầu tiên trên thị trường đủ linh hoạt để sử dụng nấu và nướng, giống như trứng thật. Peggs cũng là một trong những sản phẩm trứng chay đầu tiên sử dụng đậu gà làm nguyên liệu chính. O'Brien nói: "Chúng tôi muốn tạo ra thực phẩm ngon, sạch và tốt cho môi trường. So với trứng thật, Peggs cần ít đất, nước và năng lượng hơn khoảng 90% để sản xuất. Chúng cũng giúp làm giảm đến 50% lượng khí thải”.

Một số sản phẩm thay thế trứng làm từ thực vật hiện đã được tung ra thị trường. Sản phẩm trứng lỏng Just Egg của Công ty khởi nghiệp Eat Just có trụ sở tại San Francisco, được làm từ đậu xanh, được dùng để làm món tráng miệng hoặc trứng tráng. Sản phẩm trứng Zero Egg, được phát triển bởi một công ty khởi nghiệp của Israel. Evo Foods có trụ sở tại Mumbai đang mang đến những sản phẩm thay thế không có động vật cho người tiêu dùng Ấn Độ, bắt đầu với công thức thay thế trứng dạng lỏng bổ dưỡng.

O'Brien cảm thấy sàng tung Peggs ra thị trường nhằm đáp ứng nhu cầu của cộng đồng ăn chay nên đã đưa dự án Peggs lên Kickstarter để gọi vốn cộng đồng. O'Brien không chắc chắn dự án của cô có nhận được tài trợ thông qua Kickstarter hay không nhưng cô cho biết đã có một số nhà đầu tư tiếp cận dự án của cô và cô có thế thuyết phục họ hoặc cũng có thể từng bước tiếp tục phát triển công ty bằng tiền riêng của mình.

Peggs không phải là dự án đầu tiên của O'Brien.

O'Brien cho biết khi cô 14 tuổi, cô bắt đầu một tổ chức phi chính phủ phi lợi nhuận có tên gọi "Ears for Years" để quyên góp tiền mua máy trợ thính chạy bằng năng lượng mặt trời cho hàng trăm trẻ em khiếm thính ở các quốc gia đang phát triển. Mặc dù O'Brien cho biết cô vẫn tiếp cận những trẻ em được nhận máy trợ thính, nhưng cô đã lờ là hơn với “Ears for Years” khi cô đến Stanford. Nhu cầu hơn với "Ears for Years" khi cô đến học tại Stanford.

Nhu cầu không ngừng tìm kiếm các khoản quyên góp để duy trì hoạt động phi lợi nhuận đã khiến O'Brien quan tâm đến việc thành lập một công ty tạo ra lợi nhuận.

Thế nên, dù dự án của O'Brien trên Kickstarter có đạt được mục tiêu hay không thì cô vẫn theo đuổi Peggs và mong muốn tất cả những người ủng hộ Kickstarter đều biết đến sản phẩm của cô.

Khai Tâm (Theo CNBC)

FILI

Các tin tức khác

>   Ai là người giàu nhất nội các của Tổng thống Joe Biden? (01/07/2021)

>   CEO Microsoft chia sẻ về 3 tố chất của một nhà lãnh đạo tuyệt vời (16/07/2021)

>   Từng phải nhịn đói để tiết kiệm tiền, ông chủ Kakao thành người giàu nhất Hàn Quốc (24/06/2021)

>   Thế giới có thêm 5,2 triệu triệu phú USD trong đại dịch Covid-19 (23/06/2021)

>   Tại sao ý tưởng có vẻ đơn giản lại có thể là cơ hội kinh doanh béo bở? (09/07/2021)

>   PwC: Không phải thông minh mà là 3 tính cách này mới làm nên sự thành công của các tỷ phú (19/06/2021)

>   10 bài học dành cho người sắp khởi nghiệp (18/06/2021)

>   Phó Tổng thống Mỹ giàu cỡ nào? (15/06/2021)

>   Kiếm chục tỷ USD mỗi năm, “mẹo” gì khiến Jeff Bezos, Warren Buffett chỉ phải nộp thuế rất ít? (09/06/2021)

>   Ông trùm ngân hàng Jamie Dimon dành lời khuyên gì cho sinh viên sắp tốt nghiệp? (06/06/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật