Thứ Hai, 19/07/2021 21:55

Dầu WTI rớt 6%, dầu Brent mất ngưỡng 70 USD

Hợp đồng dầu thô tương lai rớt mạnh trong ngày 19/07, khi Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và đồng minh quyết định nâng sản lượng và sự lây lan nhanh chóng của biến chủng Delta đe dọa tới nhu cầu dầu toàn cầu.

Hợp đồng dầu WTI tương lai giảm hơn 6% về mức 67.21 USD/thùng, mức giảm mạnh nhất kể từ tháng 3/2021. Hợp đồng này hiện đã giảm gần 12% so với đỉnh 76.98 USD xác lập vào ngày 06/07. Trong khi đó, hợp đồng dầu Brent cũng giảm 5.4% xuống 69.63 USD/thùng.dd

Trong ngày 18/07, Liên minh OPEC+ quyết định nâng sản lượng thêm 400,000 thùng/ngày mỗi tháng từ tháng 8/2021 cho tới khi tất cả sản lượng bị cắt giảm trong đại dịch được khôi phục. Thỏa thuận này cũng sẽ nâng mức sản lượng cơ sở của Ả-rập Xê-út, UAE, Iraq, Kuwait và Nga từ tháng 5/2022, theo tuyên bố của OPEC+. Dựa vào mức sản lượng cơ sở, các quốc gia sẽ xác định mức nâng sản lượng của mình.

Thỏa thuận này sẽ góp phần xoa dịu tình trạng thiếu cung và giảm rủi ro giá dầu tăng vọt. Đồng thời, thỏa thuận cũng chấm dứt cuộc xung đột ngoại giao – vốn làm các trader lo ngại – khi mâu thuẫn giữa hai đồng minh lâu năm làm dấy lên nguy cơ tan rã thỏa thuận giữa OPEC và đồng minh, vốn là yếu tố góp phần hỗ trợ đà hồi phục của giá dầu.

Sau khi tăng 45% trong 6 tháng đầu năm, giá dầu Brent bắt đầu chao đảo trong tháng này. Những hục hặc trong nội bộ OPEC+ khiến giới đầu tư cảm thấy bối rối về kế hoạch sản lượng dầu, nhất là trong bối cảnh sự lây lan của biến chủng delta gây lo ngại về nhu cầu dầu. Dù vậy, khi hàng tồn kho dầu đang dần cạn kiệt, giới quan sát thị trường, bao gồm cả Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho rằng cần phải bơm thêm dầu để khỏa lấp sự thiếu hụt nguồn cung.

“Thỏa thuận của OPEC+ cuối tuần trước có thể khiến giá dầu giảm trong ngắn hạn”, Daniel Hynes, Chiến lược gia hàng hóa cấp cao tại Australia & New Zealand Banking Group, cho hay. Tuy nhiên, xét cho cùng, thị trường vẫn đang tương đối thiếu cung, ông nói.

Thỏa thuận của liên minh kéo dài hơn 1 năm và nhằm khôi phục lại hàng triệu thùng dầu đã bị cắt giảm trong dịch bệnh. Tuy nhiên, đây vẫn là thỏa thuận có tính linh hoạt cao. Liên minh vẫn sẽ tiếp tục tổ chức trao đổi mỗi tháng từ tháng 9/2021, bao gồm đợt review thị trường trong tháng 12. Họ có thể điều chỉnh thỏa thuận nếu cần thiết, Bộ trưởng Năng lượng Ả-rập Xê-út Abdulaziz bin Salman cho hay. Cuộc họp kế tiếp sẽ diễn ra vào ngày 01/09.

Vũ Hạo (Theo CNBC)

FILI

Các tin tức khác

>   Điều tiết giá xăng dầu kiểm soát lạm phát (19/07/2021)

>   Giá dầu giảm mạnh sau khi OPEC+ quyết định nâng sản lượng tới tháng 9/2022 (19/07/2021)

>   OPEC+ sẽ nâng sản lượng từ tháng 8/2021 (18/07/2021)

>   Dầu có tuần giảm mạnh nhất từ tháng 3/2021 (17/07/2021)

>   Dầu WTI giảm hơn 2% trước dự báo nguồn cung tăng (16/07/2021)

>   Dầu giảm hơn 2% khi Ả-rập Xê-út và UAE đạt được thỏa thuận sản lượng (15/07/2021)

>   Dầu tăng nhẹ nhờ kỳ vọng dự trữ dầu thô tại Mỹ tiếp tục giảm (14/07/2021)

>   Dầu giảm nhẹ do lo ngại về tăng trưởng kinh tế (13/07/2021)

>   Giá xăng tăng hơn 800 đồng/lít lên mức cao nhất trong vòng 2 năm qua (12/07/2021)

>   Dầu WTI tăng mạnh hơn 2% (10/07/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật