Thứ Hai, 12/07/2021 08:46

Các ngân hàng TP.HCM có tốc độ cho vay cao gần gấp đôi huy động

Tốc độ tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng thương mại trên địa bàn TP.HCM trong 6 tháng đầu năm 2021 nhanh hơn so với huy động vốn gần gấp đôi.

Lượng tiền gửi tiết kiệm của người dân vẫn tăng. Ảnh: Ngọc Thắng

Tính đến cuối tháng 6, các ngân hàng cho vay ước đạt 2,686 triệu tỉ đồng, tăng khoảng 6% so với cuối năm 2020, trong đó dư nợ tiền đồng tăng 5,7% và chiếm 93% tổng dư nợ với 2,498 triệu tỉ đồng. Mặc dù chỉ chiếm tỷ trọng 7% trong tổng dư nợ nhưng tăng trưởng tín dụng ngoại tệ nhanh hơn, lên đến 9,8% so với cuối năm 2020.

Tín dụng trên địa bàn thành phố được đánh giá duy trì tốc độ tăng trưởng tích cực, trong 6 tháng đầu năm 2021, tăng cao hơn gấp đôi so với mức cùng kỳ 2020, chỉ ở mức 3,07%. Tín dụng duy trì tốc độ tăng trưởng vào các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo (tăng khoảng 4%); vận tải kho bãi (tăng gần 3%); sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí (tăng khoảng10%). Đến cuối tháng 4, tỷ lệ nợ xấu trên địa bàn chiếm khoảng 2,18% trong tổng dư nợ địa bàn.

Trong khi đó, tốc độ tăng trưởng huy động vốn của các ngân hàng trên địa bàn trong 6 tháng đầu năm ước khoảng 3,5% so với cuối năm 2020, đạt 3,01 triệu tỉ đồng. Sở dĩ nguồn vốn tăng chậm do huy động ngoại tệ sụt giảm nhanh, giảm 5,6% so với cuối năm 2020, ước đạt 345.000 tỉ đồng (chiếm 11,5% tổng huy động). Tuy nhiên nhờ huy động vốn bằng tiền đồng tăng khá, lên 4,8%, ước đạt 2,665 triệu tỉ đồng.

Lượng tiền gửi tiết kiệm của khách hàng dân cư tăng 3,19% so với cuối năm 2020, chiếm tỷ trọng 38,2% trong tổng huy động, ước đạt 1,15 triệu tỉ đồng. Tiền gửi thanh toán của tổ chức kinh tế và cá nhân ước đạt 1,605 triệu tỉ đồng, chiếm tỷ trọng 53,3% trong nguồn vốn huy động và tăng 2,75% so với cuối năm 2020. Phát hành giấy tờ có giá dù chiếm tỷ trọng 8,5% tổng huy động vốn nhưng có tốc độ tăng trưởng nhanh, lên 10,08%, ước đạt 255.000 tỉ đồng.

Theo đánh giá của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM, vốn huy động trên địa bàn tăng chậm và thấp hơn tốc độ tăng tín dụng, song đây là tốc tộ trưởng cao hơn so với cùng kỳ năm trước, chỉ ở mức 3,35%. Hơn nữa, vốn huy động tiền đồng chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng huy động (tăng từ 87,3% cuối năm 2020 lên 88,8% vào cuối tháng 6.2021) và duy trì tốc độ tăng trưởng qua các tháng. Tỷ trọng các bộ phận tiền gửi trong tổng vốn huy động không thay đổi nhiều so với cuối năm 2020. Trong đó, tiền gửi thanh toán của tổ chức kinh tế, cá nhân vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn huy động, chiếm 53,33%; tiền gửi tiết kiệm chiếm 38,35% và phát hành có giá chiếm 8,32%. Bộ phận tiền gửi tiết kiệm dân cư duy trì tăng trưởng so với cuối năm trước. Ngoài ra, huy động vốn qua phát hành giấy tờ có giá diễn biến tăng liên tục trong các tháng đầu năm.

Thanh Xuân

Thanh niên

Các tin tức khác

>   Ngân hàng thừa tiền, doanh nghiệp vẫn đói vốn (12/07/2021)

>   Kỳ vọng vào đợt giảm lãi suất cho vay trong tháng 7/2021 (11/07/2021)

>   VIB: Giá cổ phiếu đi ngược thị trường, người nhà lãnh đạo giao dịch sôi động  (10/07/2021)

>   LienVietPostBank triển khai chương trình combo siêu ưu đãi lớn nhất trong năm 2021 (12/07/2021)

>   Tăng mức cho vay học sinh, sinh viên lên gấp 5 lần (09/07/2021)

>   SCB báo lãi 456 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm (09/07/2021)

>   ABBank được chấp thuận tăng vốn điều lệ lên mức 9,409 tỷ đồng (09/07/2021)

>   Giá USD duy trì ở mức cao (09/07/2021)

>   Khách hàng tố bị cán bộ ngân hàng lừa mở thẻ rồi chiếm đoạt 1 tỷ đồng (09/07/2021)

>   SeABank sắp phát hành hơn 110 triệu cp trả cổ tức 2020  (09/07/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật