Thứ Hai, 07/06/2021 20:00

Tình trạng thiếu chip sẽ kéo dài tới giữa năm 2022?

Sự thiếu hụt chip đang gây gián đoạn ngành công nghiệp xe hơi, đồng thời đe dọa nguồn cung ứng sản phẩm công nghệ tiêu dùng. Tình trạng thiếu chip sẽ kéo dài thêm ít nhất một năm nữa, theo Flex – một trong những nhà sản xuất thiết bị điện tử theo hợp đồng lớn nhất thế giới.

Dự báo từ Flex – nhà sản xuất hợp đồng điện tử theo hợp đồng lớn thứ 3 trên thế giới – là một trong những dự báo ảm đạm nhất về cuộc khủng hoảng chip, đồng thời thôi thúc các tập đoàn xe hơi và thiết bị điện tử tiêu dùng phải đánh giá lại chuỗi cung ứng toàn cầu.

Đà hồi phục nhanh chóng của doanh số bán xe hơi cùng với sự bùng nổ của doanh số game điện tử, laptop và tivi đã khiến nhu cầu chip tăng mạnh đến nỗi gây choáng ngợp cho các nhà sản xuất chip trên thế giới.

Sở hữu hơn 100 nhà máy tại 30 quốc gia, Flex sản xuất các thiết bị và thiết bị điện tử cho các công ty bao gồm Ford, nhà thiết kế đồ gia dụng Dyson (Anh), cửa hàng tạp hóa trực tuyến Ocado (Anh) và nhà sản xuất máy tính và máy in HP (Mỹ). Với vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng, Flex là bên mua chip lớn trên thế giới.

Lynn Torrel, Giám đốc chuỗi cung ứng và bộ phận thu mua của Flex, nói rằng các nhà sản xuất đã phải điều chỉnh dự báo về thời điểm chấm dứt tình trạng thiếu cung chip, cho rằng chúng sẽ kéo dài lâu hơn dự kiến ban đầu.

“Với nhu cầu mạnh mẽ như hiện nay, chúng tôi kỳ vọng là tình trạng thiếu cung chip sẽ kết thúc vào giữa năm 2022 hoặc cuối năm 2022 tùy thuộc vào nhu cầu hàng hóa. Một số bên đang dự báo tình trạng thiếu hụt sẽ kéo dài đến năm 2023”, bà nói.

Tình trạng này đã buộc nhiều công ty phải quyết liệt hơn trong việc tìm nguồn cung nhập chip, như trả tiền trước cho các bên cung ứng. Tesla – nhà sản xuất xe điện – đang cân nhắc mua lại một nhà máy sản xuất chip.

Gần đây, các nhà sản xuất đồ điện tử ở châu Á cũng cảnh báo tình trạng thiếu chip đang bắt đầu lan sang chuỗi cung ứng tivi, điện thoại thông minh và thiết bị gia dụng. Tình hình càng tồi tệ hơn khi các tập đoàn của Trung Quốc đẩy mạnh dự trữ chip trước khi bị Mỹ trừng phạt.

Bên canh những yếu tố từ đại dịch Covid-19, chuỗi cung ứng còn gặp áp lực từ sự cố tắc nghẽn kênh đào Suez (hồi tháng 3), thời tiết lạnh giá ở Texas và vụ hỏa hoạn tại một nhà máy sản xuất chip lớn ở Nhật Bản.

Revathi Advaithi, Giám đốc điều hành của Flex, nói rằng sự gián đoạn vì đại dịch gây ra đang thôi thúc các khách hàng của họ xem xét nghiêm túc hơn về việc tái cấu trúc chuỗi cung ứng, bà nói thêm.

“Hầu hết các công ty sẽ không đưa ra quyết định khu vực hóa chỉ về thuế quan”, bà cho biết. “Họ biết tình trạng này có thể chỉ tồn tại trong ngắn hạn. Tuy vậy, những yếu tố như đại dịch và sự leo thang của chi phí vận chuyển đang thôi thúc họ tiến hành khu vực hóa chuỗi cung ứng”.

Torrel cho biết bức tranh có thể cải thiện nếu quá trình tiêm chủng vắc-xin Covid-19 thôi thúc người tiêu dùng chuyển sang chi tiêu cho dịch vụ, đồng thời giảm chi cho các thiết bị điện tử tiêu dùng.

Bà cũng lưu ý rằng những vấn đề tưởng chừng nhỏ - như đợt phong tỏa 2 tuần tại Malaysia (nơi đặt nhà máy của nhiều nhà cung ứng chip) – có thể gây tác động to lớn lên chuỗi cung ứng.

 

Trong chương trình “Street Signs Europe” của CNBC gầnây, Patrick Armstrong, Giám đốc thông tin của Plurimi Investment Managers, cho rằng tình trạng thiếu chip sẽ kéo dài 18 tháng. “Nó không chỉ là xe hơi, điện thoại, mà là internet của mọi thứ. Giờ đây, có rất nhiều hàng hóa có nhiều chip hơn so với trước đây. Tất cả chúng đều được thiết kế để kết nối internet”, ông nói.

Ngành công nghiệp xe hơi đã bị ảnh hưởng bởi sự thiếu hụt chip toàn cầu nhiều hơn bất kỳ lĩnh vực nào khác.

Vào đầu tháng này, nhà sản xuất chip lớn nhất thế giới TSMC cho biết họ nghĩ rằng họ có thể bắt kịp nhu cầu xe hơi vào tháng Sáu. Tuy nhiên, Armstrong tin rằng điều đó là “đầy tham vọng”.

“Nếu bạn lắng nghe Ford, BMW, Volkswagen, tất cả đều nhấn mạnh có những điểm nghẽn về công suất và họ không thể có được những con chip cần thiết để sản xuất những chiếc xe mới”, ông nói.

 

Vũ Hạo (Theo Financial Times)

FILI

Các tin tức khác

>   Xuất-nhập khẩu của Trung Quốc tiếp tục bùng nổ (07/06/2021)

>   Bộ trưởng Tài chính Mỹ: Lãi suất cao hơn sẽ tốt cho cả Mỹ và Fed (07/06/2021)

>   Bài toán nan giải của Trung Quốc: Duy trì tăng trưởng kinh tế khi dân số già hóa (06/06/2021)

>   G-7 tiến tới thỏa thuận lịch sử về thuế doanh nghiệp toàn cầu (05/06/2021)

>   Ông Trump sẽ tranh chức Chủ tịch Hạ viện Mỹ vào năm 2022? (05/06/2021)

>   Trung Quốc gặp khó vì đồng tiền quá mạnh? (07/06/2021)

>   Kinh tế Mỹ có thêm 559,000 việc làm, tỷ lệ thất nghiệp giảm về 5.8% (05/06/2021)

>   Chưa đến thời điểm Fed điều chỉnh chương trình mua trái phiếu (05/06/2021)

>   Vaccine COVID-19: "Liều thuốc" hồi sinh nền kinh tế toàn cầu (04/06/2021)

>   Mỹ đưa 59 công ty Trung Quốc vào danh sách đen (04/06/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật