Thứ Hai, 24/05/2021 20:57

Philippines dự định ‘trộn’ vắc xin Trung Quốc với vắc xin khác để tiêm ngừa Covid-19 cho dân

Dự kiến, trong tháng sau, Philippines khởi động nghiên cứu về việc trộn liều Sinovac của Trung Quốc với các mũi tiêm ngừa Covid-19 từ nguồn cung cấp khác.

Một người dân Philippines được tiêm vắc xin của AstraZeneca hồi tháng 3. Reuters

Hôm nay 24.5, tờ Nikkei Asia dẫn nguồn từ Bộ Khoa học và Công nghệ (DOST) Philippines cho hay nghiên cứu trên do chính phủ tài trợ sẽ tiến hành từ tháng 6.2021 - 11.2022. Theo đó, nghiên cứu này là “sự kết hợp” của các vắc xin ngừa Covid-19sẵn có ở Philippines.

“Việc kết hợp vắc xin Sinovac (Trung Quốc) với nhãn hiệu vắc xin khác sẽ là mục tiêu chính của nghiên cứu - vì đây là nguồn cung cấp vắc xin ổn định nhất trong nước”, theo thông tin được ông Fortunato Dela Pena - Bộ trưởng DOST – viết trên Facebook. Ông giải thích thêm: “Tóm lại, nghiên cứu này để tiêm 2 loại vắc-xin khác nhau đối với 2 liều tiêm giành cho 1 người”.

DOST cho biết sẽ đề nghị một số cơ quan liên quan chấp thuận tiến hành nghiên cứu trên tại 8 khu vực trong cả nước, nhưng không tiết lộ sẽ có bao nhiêu người tham gia thử nghiệm.

Ngoài Sinovac, Philippines đã phê duyệt 6 loại vắc xin ngừa Covid-19 khác khác để sử dụng trong trường hợp khẩn cấp, gồm vắc xin của các đơn vị sau: Pfizer, Moderna và Johnson & Johnson (Mỹ), AstraZeneca (Anh), Bharat Biotech (Ấn Độ) và Viện Gamaleya (Nga).

Đến nay, Philippines đã nhận được khoảng 8,3 triệu liều từ nhiều nguồn, bao gồm cả nguồn cung cấp từ chương trình Covax do LHQ hỗ trợ. Trong đó, Philippines nhận 5,5 triệu liều từ Sinovac, 2,5 triệu liều từ AstraZeneca, 193.000 liều từ Pfizer và 30.000 liều từ Gamaleya. Đến nay, Philippines cũng đã tiêm hơn 4 triệu liều.

Hiện tại, Philippines đang hướng đến mục tiêu năm nay sẽ hoàn thành tiêm chủng cho hơn một nửa dân số trong tổng số 110 triệu dân của nước này. Tuy nhiên, Philippines cũng đang trải qua nhiều thách thức và chỉ trích về sự “thiên vị” trong quá trình phân bổ việc tiêm vắc xin.

Tuần trước, nhiều chính quyền địa phương của nước này đã phải giữ kín, không công bố loại vắc xin được sử dụng trong các đợt tiêm chủng, vì lo ngại người dân chỉ tập trung tiêm phòng các loại vắc xin “có thương hiệu”. Quyết định trên được đưa ra sau khi xảy ra tình trạng người dân đổ xô đến các điểm tiêm chủng sử dụng vắc xin của Pfizer.

Trong khi đó, tờ The Philippine Star ngày 6.5 đưa tin Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte yêu cầu Trung Quốc thu hồi 1.000 liều vắc xin Covid-19 do công ty dược Sinopharm phát triển mà Bắc Kinh đã tặng cho Manila. Trước đó, tối 3.5, Tổng thống Duterte được tiêm vắc xin Covid-19 của Sinopharm (Trung Quốc). Việc tiêm vắc xin này được cho là khá bất ngờ vì ông Duterte đã trì hoãn đề nghị ông tiêm vắc xin ngừa Covid-19 một công khai để gia tăng niềm tin về vắc xin trong dân chúng.

Hoàng Đình

Thanh niên

Các tin tức khác

>   Trung Quốc siết tín dụng, “điềm gở” cho cơn sốt giá nguyên vật liệu toàn cầu? (24/05/2021)

>   Khủng hoảng chip ngày càng tồi tệ hơn, người mua phải chờ tới 17 tuần (23/05/2021)

>   Hàn Quốc đặt mục tiêu trở thành "trung tâm sản xuất vaccine toàn cầu" (23/05/2021)

>   IMF đề xuất kế hoạch chấm dứt đại dịch trị giá 50 tỷ USD (22/05/2021)

>   Giá hàng hóa tăng cao gây khó cho kế hoạch phục hồi của Trung Quốc (21/05/2021)

>   Phát hiện điểm yếu của SARS-CoV-2 (21/05/2021)

>   Số phận trái ngược của hai hãng hàng không trong đại dịch Covid-19 (20/05/2021)

>   Fed báo hiệu có thể thắt chặt chính sách nếu kinh tế cải thiện nhanh chóng (20/05/2021)

>   Nhiều doanh nghiệp Trung Quốc dừng thi công vì giá thép tăng phi mã (20/05/2021)

>   5G có thể thúc đẩy GDP thế giới thêm 2,2 nghìn tỷ USD (20/05/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật