Thứ Tư, 19/05/2021 21:15

100 ngàn tỷ đồng khép kín tuyến đường vành đai 4 qua 5 tỉnh phía Nam

Ủy ban Nhân dân Tp.HCM vừa có văn bản kiến nghị đẩy nhanh đầu tư dự án đường Vành đai 4 đi qua 5 tỉnh phía Nam với mức đầu tư 100.000 tỷ đồng...

Ảnh minh hoạ.

Ủy ban Nhân dân Tp.HCM vừa có văn bản kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải đẩy nhanh đầu tư dự án đường Vành đai 4 đi qua 5 tỉnh thành, gồm: Tp.HCM, Bình Dương, Long An, Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu.

Cụ thể, kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải chủ trì nghiên cứu các nội dung liên quan về đường Vành đai 4, lên phương án tổng thể, phân kỳ đầu tư, quy mô, hình thức đầu tư, phương án kết nối với các tuyến giao thông chính trong vùng.

Đồng thời, Bộ Giao thông Vận tải phối hợp Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các bộ, ngành liên quan nghiên cứu cơ chế hỗ trợ một phần vốn từ ngân sách Trung ương giai đoạn 2021 - 2025 cho tuyến đường này. Và phối hợp cùng Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành có liên quan nghiên cứu hình thức đầu tư cho phù hợp.

Việc sớm khép kín đường Vành đai 4 sẽ giúp đồng bộ cơ sở hạ tầng, phát triển giao thông, góp phần phát huy hiệu quả kết nối các khu kinh tế trọng điểm phía Nam với các cảng Hiệp Phước, Long An, Phú Mỹ, sân bay Long Thành, nhằm thúc đẩy các dịch vụ vận chuyển logistics, giúp tiết kiệm thời gian, chi phí vận chuyển, phát triển dịch vụ cảng.

Dự kiến, dự án vành đai 4 chia thành 5 đoạn. Trong đó, đoạn 1, Phú Mỹ - Trảng Bom dài 45,5km, kinh phí 21.000 tỷ đồng. Đoạn 2, Trảng Bom - Quốc lộ 13 dài 51,9km, kinh phí 24.000 tỷ đồng. Đoạn 3, Quốc lộ 13 - Quốc lộ 22 dài 22,8km, kinh phí 11.000 tỷ đồng.

Đoạn 4, Quốc lộ 22 - Bến Lức dài 41,6km, kinh phí 23.000 tỷ đồng và đoạn 5, Bến Lức - Hiệp Phước dài 35,8km, kinh phí 20.000 tỷ đồng. Song, mới chỉ lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đoạn Bến Lức - Hiệp Phước, còn các đoạn còn lại chưa nghiên cứu.

Hiện, hai tuyến Vành đai 3 và Vành đai 4 ở Tp.HCM đang chậm so với qui hoạch khiến áp lực giao thông đè lên 5 tuyến Quốc lộ. Thành phố kiến nghị sớm hoàn thiện tuyến đường này nhằm phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Cuối tuần trước, tại buổi làm việc với các bộ ngành, địa phương về dự án đường vành đai, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình yêu cầu các địa phương phải vào cuộc, vành đai 4 đầu tư theo phương thức đối tác công tư PPP cần phải làm sớm, không kéo dài đến năm 2030.

Theo quy hoạch, vành đai 4 có chiều dài 198 km, mặt cắt ngang từ 6-8 làn xe, tiêu chuẩn đường cao tốc. Tổng mức đầu tư ước tính 100.000 tỷ đồng.

Theo Uỷ ban nhân dân Tp.HCM, vành đai 4 liên kết với nhiều trục giao thông chính như trục Bắc - Nam, Quốc lộ 50, Quốc lộ 1, Quốc lộ 22, cao tốc Tp.HCM - Trung Lương, cao tốc Tp.HCM - Chơn Thành…

Ánh Tuyết

VnEconomy

Các tin tức khác

>   TP.HCM: Tuyến metro số 2 Bến Thành - Tham Lương 'xuất hiện tình tiết mới' liên quan Tư vấn IC (19/05/2021)

>   Đề xuất 30.000 tỉ đồng làm đường trên cao từ Cộng Hòa - Nguyễn Văn Linh (18/05/2021)

>   Hơn 1.200 tỉ đồng xây nhà ga mới tại sân bay Đồng Hới (18/05/2021)

>   Hạ tầng TP.HCM trước cơ hội bứt tốc (18/05/2021)

>   Siết tiến độ loạt dự án trọng điểm 'rùa bò' tại TP.HCM (17/05/2021)

>   Đến năm 2025, TP.HCM phải xong Vành đai 3! (14/05/2021)

>   Gần 10.000 tỉ đồng mở rộng quốc lộ 13 sau 2 thập kỷ mòn mỏi 'trên giấy' (13/05/2021)

>   TP.HCM triển khai những công trình giao thông chiến lược nào trong năm 2021? (12/05/2021)

>   Xây thêm 762 km cao tốc Bắc - Nam phía đông trong 5 năm tới (12/05/2021)

>   Tháo ùn tắc cho nút giao Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ (10/05/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật