Thứ Ba, 20/04/2021 20:00

IMF: Sự chia rẽ về công nghệ giữa Trung Quốc với thế giới sẽ kéo giảm GDP toàn cầu

Sự chia rẽ công nghệ giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ kéo giảm GDP toàn cầu còn mạnh hơn cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung, Helge Berger, quan chức cấp cao của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), cảnh báo.

Ông Berger cho rằng: “Thế giới hiện đang gắn kết chặt chẽ với nhau. Nếu quá trình trao đổi kiến thức giữa các nước bị tạm ngưng thì cuối cùng chúng ta sẽ phải trả giá và cái giá phải trả này có thể khá đắt”.

Nghiên cứu của IMF ước tính, sự chia rẽ công nghệ có thể lấy đi khoảng 5% GDP của nhiều nước, gấp khoảng 10 lần tác động từ cuộc chiến thương mại Mỹ- Trung.

Cảnh báo trên của ông Berger được đưa ra sau khi chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden bổ sung thêm 7 công ty trong lĩnh vực siêu máy tính của Trung Quốc vào “danh sách đen” của Mỹ. Những công ty này sẽ không được tiếp cận hàng xuất khẩu của các doanh nghiệp Mỹ nếu như không có giấy phép đặc biệt. Động thái này cũng đã từng được thực hiện dưới thời Tổng thống Donald Trump, khi Mỹ hạn chế xuất khẩu cho hàng loạt công ty Trung Quốc, trong đó có Tập đoàn công nghệ Huawei.

Chính quyền Biden vẫn đang xem xét các chính sách với Trung Quốc thừa hưởng từ thời Tổng thống Donald Trump và cho biết chiến lược của họ sẽ khá giống như vậy.

Ông Berger nhận định: “Căng thẳng về mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc là một trong những yếu tố rủi ro chúng ta cần xem xét.  Đây là một mối quan ngại dai dẳng”.

Ông Berger cho biết, cuộc chiến thuế quan Mỹ-Trung đã kéo giảm tăng trưởng toàn cầu năm 2020 và năm nay cũng như thế. Cuộc chiến này sẽ ảnh hưởng tới 0.4% GDP toàn cầu, theo ước tính của vị chuyên gia.

Ông Berger nói thêm: “Thế nhưng, mọi thứ có thể trở nên khó khăn hơn nếu như chúng ta cho phép sự chia rẽ công nghệ xảy ra giữa Mỹ và Trung Quốc, và giữa các nước khác như châu Âu. Vì vậy, điều quan trọng là hai nền kinh tế lớn phải đóng vai trò hợp tác phát triển cùng nhau”.

Khai Tâm (Theo Bloomberg)

FILI

Các tin tức khác

>   Goldman Sachs: "Kinh tế Trung Quốc đã hoàn tất phục hồi hình chữ V" (21/04/2021)

>   Núi tiền tiết kiệm của thế giới chạm mức 5,400 tỷ USD (20/04/2021)

>   Số ca nhiễm Covid-19 tăng kỷ lục, dẫn đầu là Ấn Độ và Brazil (19/04/2021)

>   Những “bí mật” về con số tăng trưởng GDP 18,3% của Trung Quốc trong quý 1 (19/04/2021)

>   Trung Quốc đột ngột 'gom' hàng trăm tấn vàng (19/04/2021)

>   Nhận được tiền cứu trợ, dân Mỹ mạnh tay chi tiêu, kinh tế tăng tốc (18/04/2021)

>   Kinh tế thế giới tuần qua: Các quốc gia xuất khẩu hưởng lợi từ nhu cầu tại Mỹ (17/04/2021)

>   Mỹ và châu Âu thiếu nguồn cung thép, cơ hội xuất khẩu dành cho châu Á (16/04/2021)

>   Citigroup định rút mảng ngân hàng bán lẻ ở Việt Nam và 12 thị trường khác (16/04/2021)

>   Nỗi lo Covid khiến IMF hạ dự báo tăng trưởng Đông Nam Á (16/04/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật