Thứ Tư, 07/04/2021 07:15

Dầu tăng hơn 1% nhờ dữ liệu kinh tế tích cực

Dữ liệu kinh tế mạnh mẽ từ Trung Quốc và Mỹ đã giúp hỗ trợ giá dầu vào ngày thứ Ba (06/4), bù đắp phần nào mức lỗ trong phiên trước đó, khi biến động liên quan đến dịch Covid-19 tiếp tục chiếm ưu thế.

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Ba, hợp đồng dầu Brent tiến 59 xu lên 62.74 USD/thùng. Hợp đồng dầu WTI cộng 68 xu (tương đương 1.16%) lên 59.33 USD/thùng.

Cả 2 hợp đồng này đều giảm khoảng 3 USD vào ngày 05/4, chịu áp lực bởi sự gia tăng nguồn cung dầu của OPEC+ và sự gia tăng số ca nhiễm Covid-19 ở Ấn Độ và một số khu vực ở châu Âu.

Theo thống kê của Reuters, số trường hợp tử vong trên toàn cầu liên quan đến Covid-19 đã vượt ngưỡng 3 triệu người vào ngày thứ Ba, khi đợt tái bùng phát mới nhất dịch Covid-19 trên thế giới thách thức những nỗ lực tiêm ngừa vắc-xin trên toàn cầu.

“Cho đến khi có những dấu hiệu rõ ràng hơn về tỷ lệ lây nhiễm suy giảm, thì thị trường dầu có khả năng vẫn tiếp tục chịu ảnh hưởng và biến động”, Chuyên gia phân tích Tamas Varga của PVM cho biết.

Tâm lý thị trường được cải thiện khi dữ liệu tháng 3 cho thấy hoạt động dịch vụ tại Mỹ chạm mức cao kỷ lục. Lĩnh vực dịch vụ của Trung Quốc cũng thu hút được nhiều sự chú ý với doanh số bán hàng tăng mạnh nhất trong 3 tháng.

Ngoài ra, Anh dự kiến sẽ nới lỏng các lệnh hạn chế vì Covid-19 vào ngày 12/4, với việc mở cửa các hoạt động kinh doanh bao gồm tất cả các cửa hàng, phòng tập gym, tiệm làm tóc và các khu vực ngoài trời.

Tuy nhiên, các lệnh phong tỏa mới ở hầu hết các nước châu Âu và sự gia tăng số ca nhiễm Covid-19 ở Ấn Độ đang gây sức ép lên giá dầu.

“Điều này có thể sẽ làm dấy lên lo ngại về nhu cầu, do hiện tại, phần lớn triển vọng mang tính xây dựng cho thị trường dầu dựa trên giả định rằng chúng ta thấy nhu cầu phục hồi mạnh mẽ trong nửa cuối năm nay”, Chuyên gia phân tích Warren Patterson của ING chia sẻ.

Những yếu tố đó đã giúp bù đắp những lo ngại về thỏa thuận hồi tuần trước của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh, được gọi chung là nhóm OPEC+, là tăng thêm 350,000 thùng/ngày vào nguồn cung trong tháng 5, thêm 350,000 thùng/ngày nữa trong tháng 6 và thêm 400,000 thùng/ngày vào tháng 7.

Sự chú ý của thị trường hiện đang đổ dồn vào các cuộc đàm phán giữa Mỹ và Iran ở Vienna nhằm khôi phục lại thỏa thuận hạt nhân năm 2015 giữa Tehran và các cường quốc trên thế giới, điều này có thể dẫn đến việc Washington dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đối với lĩnh vực năng lượng của Iran.

Goldman Sachs cho biết bất kỳ sự phục hồi tiềm năng nào trong xuất khẩu dầu của Iran sẽ không phải là một cú sốc đối với thị trường và sự phục hồi hoàn toàn sẽ không xảy ra cho đến mùa hè năm 2022.

An Trần (Theo CNBC)

FILI

Các tin tức khác

>   Dầu sụt hơn 4% khi sản lượng OPEC+ tăng (06/04/2021)

>   Liên minh OPEC+ nhất trí nâng sản lượng trong 3 tháng tới (02/04/2021)

>   'Nóng' buôn lậu xăng dầu trên vùng biển Côn Đảo (02/04/2021)

>   Dầu tăng nhẹ chờ tin từ cuộc họp OPEC+ (02/04/2021)

>   Dầu Brent giảm 2% trước thềm cuộc họp OPEC (01/04/2021)

>   Giá gas bất ngờ giảm mạnh hơn 20.000 đồng/bình (31/03/2021)

>   Dầu suy giảm khi kênh đào Suez nối lại giao thông (31/03/2021)

>   Dầu tăng gần 1% trước thềm cuộc họp quan trọng của OPEC (30/03/2021)

>   Giá xăng tăng lần thứ 9 liên tiếp từ đầu năm (27/03/2021)

>   Dầu vẫn giảm 3 tuần liên tiếp bất chấp đà phục hồi trong phiên (27/03/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật