Thứ Hai, 29/03/2021 10:30

Quý 1/2021: Hơn 29 ngàn doanh nghiệp đăng ký thành lập với số vốn gần 500 ngàn tỷ

Theo Tổng cục Thống kê, tính chung 3 tháng đầu năm 2021, cả nước có 29.3 ngàn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký là 447.8 ngàn tỷ đồng và tổng số lao động đăng ký là 245.6 ngàn lao động, giảm 1.4% về số doanh nghiệp, tăng 27.5% về vốn đăng ký và tăng 0.8% về số lao động so với cùng kỳ năm trước.

Nếu tính cả 525.3 ngàn tỷ đồng vốn đăng ký tăng thêm của 9.6 ngàn doanh nghiệp thay đổi tăng vốn thì tổng số vốn đăng ký bổ sung vào nền kinh tế trong 3 tháng đầu năm 2021 là 973.1 ngàn tỷ đồng...

 

Trong tháng 3/2021, cả nước có 11,171 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là 113 ngàn tỷ đồng và số lao động đăng ký 72.8 ngàn người, tăng 39% về số doanh nghiệp, giảm 37.1% về vốn đăng ký và tăng 27.8% về số lao động so với tháng 02/2021. Vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới trong tháng đạt 10.1 tỷ đồng, giảm 54.8% so với tháng trước và giảm 5.5% so với cùng kỳ năm trước. Trong tháng, cả nước còn có 4,529 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, giảm 1.6% so với tháng trước và tăng 32.3% so với cùng kỳ năm trước; 2,213 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, giảm 38.4% và giảm 9.7%; 3,458 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, tăng 32.7% và tăng 24.2%; 1,608 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 7.2% và tăng 22.2%.

Vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới trong 3 tháng đạt 15.3 tỷ đồng, tăng 29.2% so với cùng kỳ năm trước. Nếu tính cả 525.3 ngàn tỷ đồng vốn đăng ký tăng thêm của 9.6 ngàn doanh nghiệp thay đổi tăng vốn thì tổng số vốn đăng ký bổ sung vào nền kinh tế trong 3 tháng đầu năm 2021 là 973.1 ngàn tỷ đồng. Bên cạnh đó, còn có 14.7 ngàn doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, giảm 0.5% so với cùng kỳ năm trước, nâng tổng số doanh nghiệp thành lập mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong 3 tháng đầu năm 2021 lên 44 ngàn doanh nghiệp, trung bình mỗi tháng có gần 14.7 ngàn doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động.

Theo khu vực kinh tế, trong 3 tháng đầu năm nay có 472 doanh nghiệp thành lập mới thuộc khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, tăng 10.8% so với cùng kỳ năm 2020; 8.1 ngàn doanh nghiệp thuộc khu vực công nghiệp và xây dựng, tăng 0.4%; 20.7 ngàn doanh nghiệp thuộc khu vực dịch vụ, giảm 2.3%.

Một số lĩnh vực hoạt động có số doanh nghiệp thành lập mới tăng: Kinh doanh bất động sản tăng 27.1% so với cùng kỳ năm trước; sản xuất phân phối điện, nước, gas tăng 16.4%; y tế và hoạt động trợ giúp xã hội tăng 12%; khai khoáng tăng 7%; vận tải kho bãi tăng 6%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 2.4%; giáo dục và đào tạo tăng 0.1%.

Có 8 lĩnh vực có số doanh nghiệp thành lập mới giảm so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: Dịch vụ lưu trú ăn uống giảm 18%; dịch vụ việc làm, du lịch, cho thuê máy móc thiết bị, đồ dùng và các dịch vụ hỗ trợ khác giảm 13.5%; thông tin và truyền thông giảm 11.8%; khoa học, công nghệ, dịch vụ tư vấn, thiết kế, quảng cáo và chuyên môn khác giảm 6.5%; nghệ thuật, vui chơi giải trí giảm 4.1%; tài chính, ngân hàng và bảo hiểm giảm 3.5%; xây dựng giảm 3.1%; bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy giảm 1.9%.

Cũng trong 3 tháng đầu năm nay, có 40,3 ngàn doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể và hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 15.6% so với cùng kỳ năm 2020, bao gồm: 23.8 ngàn doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, tăng 28.2% so với cùng kỳ năm trước; 11.3 ngàn doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, giảm 7.3%; 5.2 ngàn doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 26.4%, trong đó có 4.7 ngàn doanh nghiệp có quy mô vốn dưới 10 tỷ đồng, tăng 27.6%; 49 doanh nghiệp có vốn trên 100 tỷ đồng, giảm 21%.

Doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể tập trung chủ yếu ở các lĩnh vực: Bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy có 1,946 doanh nghiệp; công nghiệp chế biến, chế tạo có 616 doanh nghiệp; xây dựng có 462 doanh nghiệp; khoa học, công nghệ, dịch vụ tư vấn thiết kế, quảng cáo và chuyên môn khác có 318 doanh nghiệp; dịch vụ lưu trú và ăn uống có 289 doanh nghiệp; dịch vụ việc làm, du lịch, cho thuê máy móc thiết bị, đồ dùng, các dịch vụ hỗ trợ khác có 254 doanh nghiệp; vận tải, kho bãi có 247 doanh nghiệp; kinh doanh bất động sản có 243 doanh nghiệp; giáo dục, đào tạo có 181 doanh nghiệp; thông tin truyền thông có 164 doanh nghiệp; sản xuất phân phối điện, nước, gas 108 doanh nghiệp. Trung bình mỗi tháng có 13,4 ngàn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.

Nhật Quang

FILI

Các tin tức khác

>   Quý 1/2021 xuất siêu 2.03 tỷ USD nhưng vẫn thuộc về doanh nghiệp FDI (29/03/2021)

>   Chỉ số sản xuất công nghiệp quý 1/2021 tăng 6.5% so với cùng kỳ năm trước (29/03/2021)

>   FDI vào Việt Nam đạt hơn 10 tỷ USD trong quý 1/2021 (29/03/2021)

>   Lãi hơn 500 tỉ đồng từ găng tay y tế xuất ngoại (29/03/2021)

>   Doanh nghiệp thủy sản "căng thẳng" với giá tàu đi Mỹ (28/03/2021)

>   Du lịch Quy Nhơn khởi sắc cùng dịch vụ homestay (27/03/2021)

>   Xuất khẩu dệt may tuột dốc, giảm 200 triệu USD (26/03/2021)

>   Cạnh tranh trong ASEAN: Có còn chỗ cho doanh nghiệp Việt? (26/03/2021)

>   Lo ngại xuất hiện đợt dịch Covid-19 thứ 4 tại Việt Nam (26/03/2021)

>   Ai là chủ cây xăng bị phong tỏa ở TP.HCM? (25/03/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật