Thứ Ba, 23/03/2021 13:49

Báo động nạn 'hút' nước ngầm quá mức ở miền Tây

Khai thác nước ngầm quá mức là nguyên nhân chính gây ra sụt lún và làm trầm trọng thêm tình trạng ngập lụt tại ĐBSCL.

Khai thác nước ngầm quá mức là nguyên nhân chính gây ra sụt lún và làm trầm trọng thêm tình trạng ngập lụt tại TP.Cần Thơ. Ảnh: ĐÌNH TUYỂN

Đó là nội dung chính của Hội thảo Quản trị tình trạng sụp lún đất và quản lý nước ngầm tại khu vực ĐBSCL tổ chức hôm qua 22.3 tại Cần Thơ. Kết quả khảo sát của Dự án quản trị sụt lún và quản lý nước ngầm tại ĐBSCL do Đại sứ quán Hà Lan tại Việt Nam tài trợ thực hiện tại 4 địa phương Cần Thơ, Sóc Trăng, Kiên Giang, Bến Tre tiếp tục khẳng định sụt lún đất đang là vấn đề cấp bách ở ĐBSCL.

Báo động “điểm nóng” Cần Thơ

Số liệu khảo sát cho thấy ĐBSCL đang sụt lún 1 cm/năm, với tốc độ trung bình lên tới 5,7 cm/năm tại một số địa điểm. Cụ thể, số liệu sụt lún tại các mốc chuẩn độ cao của Bộ TN-MT ghi nhận từ năm 2005 - 2017, độ lún tích lũy trung bình của 4 tỉnh, thành Cần Thơ, Sóc Trăng, Kiên Giang, Bến Tre trong giai đoạn này là gần 10,1 cm; trong đó Cần Thơ cao nhất với 15,49 cm, thấp nhất là Bến Tre với 4,97 cm. Tốc độ lún trung bình hằng năm của địa phương này gần 1 cm và Cần Thơ là nơi có tốc độ lún cao nhất với trung bình 1,31 cm/năm, tiếp đến là Sóc Trăng (1,09 cm), Kiên Giang (0,64 cm) và Bến Tre (0,55 cm).

TS Hà Quang Khải, Viện Quản lý nước và Biến đổi khí hậu (Trường đại học Bách khoa TP.HCM), cho biết mực nước ngầm trong các tầng chứa nước ở Cần Thơ đã xuống mức thấp nhất vào năm 2020 kể từ khi bắt đầu quan trắc năm 1991. “Dự báo, nếu việc khai thác nước ngầm tiếp tục không suy giảm, phần lớn TP.Cần Thơ sẽ nằm dưới mực nước biển vào năm 2080”, TS Khải cảnh báo.

Nước sông mênh mông vẫn hút nước ngầm

Theo TS Khải, hiện mỗi ngày cả vùng ĐBSCL khai thác khoảng hơn 2 triệu m3 nước ngầm, chưa kể trữ lượng khai thác từ các giếng khoan hộ gia đình. Ghi nhận từ các địa phương cho thấy, khâu quản lý khai thác nước ngầm ở ĐBSCL rất “lỏng lẻo” và kém hiệu quả; việc khai thác nước ngầm quá dễ dàng, chi phí sử dụng lại rẻ, trong khi đó các quy định xử phạt chưa nghiêm và rõ ràng.

Chưa kể, hiện nay không có bất cứ mối liên kết nào giữa các địa phương ĐBSCL trong quản lý khai thác nước ngầm, từ đó dẫn đến khai thác nước ngầm ngày càng tràn lan.

Bà Lê Đình Vân Khanh, Văn phòng UBND TP.Cần Thơ, cho biết: “Tỉnh đã có chủ trương hạn chế sử dụng nước ngầm. Nơi nào có nước sạch sử dụng sẽ không cho phép dùng nước ngầm, nhưng quản lý rất khó. Ví dụ, tại các khu công nghiệp ở Cần Thơ được xây dựng gần sát sông Hậu, nhưng doanh nghiệp vẫn ưu tiên sử dụng nước ngầm, bởi chi phí sản xuất rẻ hơn nhiều so với mua nước máy hoặc bơm nước mặt phải tốn rất nhiều chi phí xây dựng hệ thống xử lý nước”.

Thực trạng “vì lợi ích trước mắt” này cũng xảy ra ở hầu hết các địa phương khác có các khu công nghiệp, cụm công nghiệp gần sông như Hậu Giang, An Giang, Tiền Giang, Bến Tre... Ngoài ra, ở các tỉnh ven biển, vùng hạn mặn, việc người dân đào giếng lấy nước ngầm rất phổ biến không chỉ trong sinh hoạt mà cả trong sản xuất nông nghiệp, trồng rau màu, chăn nuôi...

Để quản lý tốt hơn tình trạng khai thác nước ngầm, Chính phủ đã ban hành Nghị định 167/2018-NĐ-CP quy định việc hạn chế khai thác nước dưới đất. Theo kế hoạch, đến tháng 2.2022, các tỉnh thành ĐBSCL phải hoàn tất phương án khoanh định phân rõ từng vùng được phép khai thác nước ngầm và quy mô khai thác. Tuy nhiên, giới chuyên gia nhận định việc khoanh định vùng hạn chế khai thác nước ngầm theo từng địa phương là chưa đủ.

TS Tô Quang Toản, Viện Khoa học thủy lợi miền Nam, cho rằng khai thác nước ngầm không phải phân theo địa giới hành chính mà là tính theo lưu vực nên cần có sự tính toán, quản lý, quy hoạch theo vùng, chứ không phải “chuyện riêng” của từng tỉnh, thành.

Dự kiến, sắp tới sẽ có thêm hội thảo cấp toàn vùng ghi nhận thêm đóng góp từ các địa phương ĐBSCL cho Bộ NN-PTNT cũng như Chính phủ để có giải pháp phù hợp hơn trong ứng phó với tình trạng khai thác nước ngầm quá mức tại ĐBSCL.

Đình Tuyển

Thanh niên

Các tin tức khác

>   Metro số 1 lại vướng vốn, Chủ tịch Nguyễn Thành Phong ký công văn khẩn, nhờ Phó Thủ tướng tháo gỡ (22/03/2021)

>   Hà Nội: 215.000 người và nhiều cơ quan, bộ ngành sẽ di dời khỏi khu nội đô lịch sử (22/03/2021)

>   Đề xuất bàn giao sớm đất quốc phòng để khởi công nhà ga T3 Tân Sơn Nhất (22/03/2021)

>   TP.HCM giữ hay không giữ đất nông nghiệp? (22/03/2021)

>   8/11 dự án cao tốc Bắc - Nam: Ế BOT chuyển sang 100% vốn ngân sách (20/03/2021)

>   Metro số 1: Kiến nghị sử dụng vật liệu trong nước để gỡ khó (19/03/2021)

>   Kết luận sơ bộ sự cố tuyến metro số 1 (19/03/2021)

>   Cần 20 tỉ USD xây đường sắt cao tốc TP.HCM - Nha Trang, Hà Nội - Vinh (19/03/2021)

>   Chủ tịch TP.HCM lo ngại lợi dụng thông tin ‘lên đời’ 5 huyện để đẩy giá đất (18/03/2021)

>   TP.HCM nên xóa hay giữ nông nghiệp? (18/03/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật