Thứ Năm, 18/03/2021 20:09

TP.HCM nên xóa hay giữ nông nghiệp?

Theo các chuyên gia, TP.HCM cơ cấu kinh tế là thương mại - dịch vụ - công nghiệp và nông nghiệp, nhưng phải xác định nông nghiệp có còn hay không, xóa hay giữ...

Các chuyên gia đề xuất nên phát triển quỹ đất nông nghiệp TP.HCM theo hướng nông nghiệp công nghệ cao. ẢNH: NGỌC DƯƠNG

Cụ thể, TS Nguyễn Minh Hòa, chuyên gia đô thị, khuyến nghị đơn vị lập quy hoạch khi lập chiến lược phát triển đô thị phải gắn TP.HCM với sự phát triển của ĐBSCL, các tỉnh ven biển miền Trung. Trong quy hoạch vùng TP.HCM được Chính phủ phê duyệt, TP.HCM được coi là TP chính, còn các tỉnh lân cận là vệ tinh, nhưng hiện Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu đã hình thành cực tăng trưởng đối trọng với TP.HCM, thu hút vốn FDI và lao động dồn về.

Đồng ý với cơ cấu kinh tế ưu tiên phát triển dịch vụ, công nghiệp, nông nghiệp nhưng TS Hòa cho rằng TP.HCM cần xác định xóa hay giữ ngành nông nghiệp, nhất là một số huyện đang triển khai đề án chuyển lên quận từ nay đến năm 2030. Ông Hòa cho biết nhiều nước đang tái lập vùng nông thôn trong đô thị và đặt câu hỏi: “Tại sao TP.HCM không nghĩ đến phát triển nông nghiệp chất lượng cao, du lịch sinh thái mà cứ phải chuyển lên thành quận?”. Đặt giả thiết dân số TP.HCM tăng lên 16 triệu người mà đô thị vẫn phát triển như hiện tại thì sẽ vỡ trận, ở góc tiếp cận đó, TS Hòa khuyến nghị TP.HCM nên tính toán khống chế dân số chỉ ở khoảng 12 triệu người. Cuối cùng, ông Hòa đúc kết khi thực hiện chiến lược dài hơi, cần tập trung vào điểm nhấn, lược bỏ những thứ không cần thiết, hình dung diện mạo TP năm 2040 như thế nào để quy hoạch cho phù hợp.

Ông Lê Mạnh Dũng, Phó giám đốc phụ trách Sở Xây dựng Đồng Nai, cho biết dù nằm trong quy hoạch vùng TP.HCM nhưng đến những năm gần đây thì các địa phương của tỉnh mới phát triển rõ nét, đặc biệt là Nhơn Trạch và Long Thành. Đối với nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch chung mà TP.HCM đang thực hiện, ông Dũng bày tỏ quan tâm đến dự án vành đai 3, vành đai 4 và cầu Cát Lái. Đối với dự án cầu Cát Lái nối TP.Thủ Đức qua H.Nhơn Trạch (Đồng Nai), Thủ tướng giao cho Đồng Nai “cầm cái”. Sau đó, Sở GTVT 2 địa phương đã làm việc với nhau nhưng Sở GTVT TP.HCM chưa xác định mố cầu phía TP.Thủ Đức. Nguyên nhân vì theo quy hoạch chung của TP mới Nhơn Trạch thì mố cầu Cát Lái gần bến phà cũ nhưng lại “làm khó” cho TP.HCM vì không thể mở rộng đường Nguyễn Thị Định được nữa. Hiện 2 bên đang tiếp tục thương thảo điểm làm mố cầu phía TP.HCM. Ông Dũng thông tin từ nay đến năm 2025 sẽ khởi công một số tuyến cao tốc xung quanh sân bay Long Thành để kết nối sân bay với các tỉnh thành khác, đặc biệt là TP.HCM.

Sỹ Đông

Thanh niên

Các tin tức khác

>   Thống nhất triển khai dự án cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành 36.000 tỉ đồng (18/03/2021)

>   Thừa sân bay to, thiếu sân bay nhỏ (18/03/2021)

>   TP.HCM cần phát triển cho xứng tầm (18/03/2021)

>   Thủ tướng yêu cầu nghiên cứu giải bài toán vốn đầu tư hạ tầng cho TP.HCM (17/03/2021)

>   TP.HCM 'lên đời' 5 huyện (17/03/2021)

>   UBND TP.HCM phê bình Ban quản lý Đường sắt đô thị để chậm tuyến metro số 2 (16/03/2021)

>   Lộ trình 'lên đời' 3 huyện ngoại thành Bình Chánh, Hóc Môn và Nhà Bè (16/03/2021)

>   Hơn 21.500 tỉ đồng cho 6 dự án kết nối TP.HCM - Long An (15/03/2021)

>   Đại bàng không chỉ cần... cái ổ (15/03/2021)

>   Tuyến metro số 2 dự kiến khởi công giữa năm 2022 (14/03/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật