Thứ Tư, 17/02/2021 06:31

S&P 500 giảm nhẹ trước lo ngại về đà tăng lợi suất trái phiếu

Chỉ số S&P 500 đảo chiều giảm nhẹ trong phiên giao dịch đầy biến động ngày thứ Ba (16/02), rút khỏi mức cao kỷ lục khi đà tăng lợi suất trái phiếu khiến nhà đầu tư lo ngại, CNBC đưa tin.

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Ba, chỉ số S&P 500 xóa sạch đà tăng 0.4% và khép phiên hạ 0.1% xuống 3,932.59 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite lùi 0.3% xuống 14,047.50 điểm. Trong khi, chỉ số Dow Jones tiến 64.35 điểm (tương đương 0.2%) lên 31,522.75 điểm, ghi nhận mức đóng cửa cao kỷ lục.

Lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm đã cộng 9 điểm cơ bản vào ngày thứ Ba lên mức cao 1.30%, mức chưa từng thấy kể từ tháng 02/2020. Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 30 năm cũng chạm mức cao nhất trong 1 năm. Nhiều người trên Phố Wall tin rằng đà tăng của lãi suất có thể khiến thị trường chứng khoán đang bay cao trở nên kém hấp dẫn hơn, đồng thời gây ra mối đe dọa đối với các lĩnh vực như công nghệ, vốn đang hưởng lợi từ môi trường lãi suất thấp.

Lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm, vốn thường được dùng như một thước đó cho các khoản thế chấp, cho vay sinh viên và lãi suất hàng năm của thẻ tín dụng, dao động ở mức 0.6% trong phần lớn năm 2020. Nhiều người lo lắng rằng sự phục hồi của lãi suất có thể đà phục hồi kinh tế từ suy thoái do đại dịch Covid-19 gây ra, khi các công ty và người tiêu dùng có thể thấy việc đi vay ngày càng đắt đỏ. Những người khác thì thắc mắc liệu một đợt kích thích tài khóa có thể làm tăng lạm phát hay không sau một thập kỷ lạm phát im lìm.

Năng lượng là lĩnh vực có thành quả tốt nhất, vọt 2.3% khi thời tiết lạnh giá ở miền Nam đã làm tăng giá dầu và đẩy giá hợp đồng dầu WTI tương lai vượt mốc 60 USD/thùng lần đầu tiên trong hơn 1 năm.

Thị trường đã ghi nhận đà tăng mạnh trong tháng này nhờ vào việc triển khai vắc-xin ngừa Covid-19, tái mở cửa nền kinh tế và kỳ vọng vào gói kích thích tài khóa bổ sung. Dow Jones đã tăng 5.1% trong tháng 02/2021, còn S&P 500 và Nasdaq Composite lần lượt vọt 5.9% và 7.5%. S&P 500 đã có 10 lần khép phiên ở mức cao kỷ lục trong năm 2021.

Vào đầu phiên ngày thứ Ba, các chỉ số chính đều chạm đỉnh cao mới sau khi một thước đo biến động của thị trường rớt ngưỡng quan trọng, mở đường cho động thái mua vào nhiều hơn từ các quỹ định lượng.

Chỉ số đo lường trạng thái biến động CBOE (VIX), thước đo tốt nhất về mức độ sợ hãi trên Phố Wall, rớt mốc 20 và khép phiên ở mức 19.97 vào ngày 12/02, lần đầu tiên kể từ tháng 02/2020. Tuy nhiên, chứng khoán đã xóa bớt đà tăng khi chỉ số VIX tăng trở lại. Chỉ số này đã tăng lên trên mức 21.

An Trần

FILI

Các tin tức khác

>   Tăng 12 phiên liền, chứng khoán toàn cầu sắp có chuỗi leo dốc dài nhất trong 17 năm (16/02/2021)

>   Phố Wall tăng nhẹ trong tuần qua (13/02/2021)

>   S&P 500 và Nasdaq Composite tăng nhẹ (12/02/2021)

>   Dow Jones lại lập kỷ lục mới (11/02/2021)

>   S&P 500 giảm nhẹ, đứt mạch 6 phiên tăng liên tiếp (10/02/2021)

>   Các chuyên gia Phố Wall kỳ vọng gì trong năm 2021? (17/02/2021)

>   Chứng khoán Mỹ bị cảnh báo là bong bóng (09/02/2021)

>   Từ bong bóng Biển Nam cho tới Tesla, tâm lý FOMO chưa bao giờ ngủ yên (20/02/2021)

>   Những cổ phiếu được 'thổi giá' mạnh nhất nhờ 'đám đông hung hãn trên Reddit' (09/02/2021)

>   Dow Jones lập kỷ lục mới (09/02/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật