Thứ Năm, 28/01/2021 18:21

Góc nhìn 29/01: Giải tỏa margin, áp lực bán ra sẽ vẫn còn mạnh?

Thị trường giảm sâu trong phiên 28/01 dường như đã ‘đánh gục’ tâm lý của nhà đầu tư. Tuy nhiên, theo MBS, khả năng thị trường cũng sẽ có những phiên hồi kỹ thuật trong các phiên sắp tới, nếu lực cầu bắt đáy vẫn được duy trì ở mức cao thì cơ hội hồi phục sẽ đến sớm, ngược lại dòng tiền “thờ ơ” thì nhà đầu tư nên chuẩn bị kịch bản thận trọng hơn.

Cân nhắc tham gia bắt đáy

CTCK Asean (Aseansc): Trong phiên giao dịch ngày 28/01, chỉ số VN-Index giao dịch theo chiều hướng tiêu cực, đóng cửa giảm hơn 73 điểm, mức thấp nhất trong ngày. Kết thúc phiên giao dịch, chỉ số VN-Index giảm 73.23 điểm (giảm 6.67%), đóng cửa ở mức 1,023.94 điểm. Thanh khoản HOSE ở mức gần 770 triệu cp (giảm 2%), giá trị gần 18,400 tỷ đồng (tăng 10%). Độ rộng thị trường nghiêng về số mã giảm giá (20 mã tăng/ 478 mã giảm). Về phía nước ngoài, họ mua ròng hơn 482 tỷ đồng trên HOSE, tập trung chủ yếu vào HPG.

Về kỹ thuật, đồ thị ngày VN-Index xuất hiện cây nến đỏ dài thứ 3, nằm ngoài dải ‘Bollinger’ dưới, và tạo ra 1 ‘Gap down’ tại vùng 1,050 - 1,090 điểm, là tín hiệu khá tiêu cực. Điều này cho thấy bên bán đang tạm thời chiếm ưu thế. Do đó, Aseansc cho rằng, trong kịch bản tiêu cực, VN-Index sẽ kiểm tra vùng hỗ trợ gần 1,000 - 1,020 điểm, vùng hỗ trợ tiếp theo dự báo ở mức 960 - 980 điểm. Trong kịch bản tích cực, vùng kháng cự gần của VN-Index dự báo ở mức 1,040 - 1,060 điểm, vùng kháng cự tiếp theo dự báo ở mức 1,080 - 1,100 điểm.

Aseansc cho rằng nhà đầu tư không nên quá bi quan trong giai đoạn hiện tại, nhất là khi Việt Nam đã có kinh nghiệm kiểm soát dịch Covid-19 rất tốt, tình hình chính trị ổn định, kinh tế - xã hội phục hồi tốt trong năm 2020, và dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh trong năm 2021. Bên cạnh đó, Aseansc đánh giá nhiều cổ phiếu đã về vùng quá bán với mức giảm 30 - 40% so với mức đỉnh, do đó các nhà đầu tư có thể cân nhắc tham gia bắt đáy với tỷ trọng nhỏ. Dự báo trong 29/01 tới, sự giằng co được kỳ vọng sẽ xuất hiện ở vùng giá thấp và có thể giúp các chỉ số có sự hồi phục nhất định sau đó trước khi có sự phân định xu hướng rõ ràng hơn về cuối ngày. Tỷ trọng danh mục đề nghị theo công thức Kelly: 70% tiền mặt/ 30% cổ phiếu.

Giảm tiếp về quanh ngưỡng 1,005 điểm

CTCP Chứng khoán BIDV (BSI): VN-Index giảm mạnh từ đầu phiên sáng khi những tin tức về những ca lây lan Covid-19 trong cộng đồng được công bố và kết thúc ngày giao dịch ở dưới ngưỡng 1,025 điểm. Trên thị trường, dòng tiền đầu tư vẫn ở mức thấp với chỉ 1/19 nhóm ngành tăng điểm. Mặc dù vậy, khối ngoại tiếp tục mua ròng trên cả 2 sàn HOSEHNX. Bên cạnh đó, độ rộng thị trường tiếp tục ở trong trạng thái tiêu cực với thanh khoản vẫn ở mức cao. Theo đánh giá của BSI, VN-Index có thể giảm tiếp về quanh ngưỡng 1,005 điểm trong phiên 29/01 - phiên cuối cùng của tuần giao dịch.

Nhà đầu tư nên chuẩn bị kịch bản thận trọng

CTCP Chứng khoán MB (MBS): Thêm 1 phiêm giảm sâu là kịch bản không khó đoán khi tâm lý lo lắng về Covid đang bao trùm, mức giảm phiên 28/01 mạnh nhất từ trước tới nay. Về dao động, thị trường trong nước đang biến động mạnh hơn so với thị trường quốc tế, tuần trước chỉ số VN-Index đứng đầu toàn cầu về mức sụt giảm theo tuần thì hôm nay là phiên giảm mạnh nhất theo ngày.

Về kỹ thuật, phiên giảm mạnh 28/01 như cú “đạp bồi” xác nhận thị trường rơi ra khỏi vùng tích lũy trong hơn 1 tuần vừa qua. Tuy vậy, khả năng thị trường cũng sẽ có những phiên hồi kỹ thuật trong các phiên sắp tới kể từ 29/01, nếu lực cầu bắt đáy vẫn được duy trì ở mức cao thì cơ hội hồi phục sẽ đến sớm, ngược lại dòng tiền “thờ ơ” thì nhà đầu tư nên chuẩn bị kịch bản thận trọng hơn.

Giải tỏa margin, áp lực bán ra sẽ vẫn còn mạnh

CTCK Đông Á (DAS): Thị trường phản ứng mạnh với tin tức về những ca lây lan dịch Covid trong cộng đồng. Mức giảm hết biên độ giao dịch đẩy VN-Index vào trạng thái tiêu cực, đồng thời một số tài khoản sẽ rơi vào tình trạng bị gọi ký quỹ. Áp lực bán ra trong phiên 29/01 tới sẽ vẫn còn mạnh để giải tỏa margin trong khi lực mua bắt đáy chưa rõ nét. Mặt khác mùa nghỉ lễ sắp bắt đầu, tâm lý hạn chế mua mới và nhu cầu đưa trạng thái tài khoản về mức an toàn đã làm lực mua bắt đáy càng thận trọng hơn. Các doanh nghiệp đang tiếp tục công bố thông tin về kết quả kinh doanh quý 4 tích cực, tuy nhiên thị trường đang tiêu cực nên ảnh hưởng của tin tức kết quả kinh doanh bị lu mờ.

Minh Hồng

FILI

Các tin tức khác

>   Nên làm gì sau những phiên bán tháo gần đây? (28/01/2021)

>   'Đến lúc nhà đầu tư F0 nhận ra chứng khoán không dễ như tưởng tượng' (28/01/2021)

>   Góc nhìn 28/01: Bắt đáy? (27/01/2021)

>   Góc nhìn 27/01: Tiếp tục quán tính giảm điểm? (26/01/2021)

>   Góc nhìn 26/01: Kiểm tra ngưỡng 1,150 điểm? (25/01/2021)

>   VCB, KBC, DHC: Nên mua hay bán? (25/01/2021)

>   Tín dụng đột biến, kích hoạt đầu cơ? (25/01/2021)

>   Cẩn trọng nguy cơ 'bong bóng' tài sản (25/01/2021)

>   Góc nhìn tuần 25-29/01: Tiếp tục nắm giữ vị thế trung hạn? (24/01/2021)

>   Phận mỏng cánh chuồn nhà đầu tư cá nhân (22/01/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật