Thứ Sáu, 15/01/2021 14:48

Cảnh báo nguy cơ Việt Nam phải đương đầu 2021

Sự bất ổn của kinh tế toàn cầu, biến thể COVID-19 và những rủi ro các vụ kiện và phòng vệ thương mại sẽ ảnh hưởng lớn đến kinh tế Việt Nam 2021.

* Truyền thông quốc tế đánh giá tích cực về tăng trưởng kinh tế Việt Nam

* WB: Năm 2021, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam khoảng 6,8%

Tăng trưởng năm 2021 dự báo cao hơn nhiều so với 2020

Báo cáo Kinh tế Việt Nam năm 2020 và triển vọng 2021: Đổi mới để thích ứng do Viện Nghiên cứu quản lý Kinh tế trung ương (CIEM) công bố ngày 15/1 cho thấy nhiều triển vọng của Việt Nam trong năm 2021.

Báo cáo dự báo cho nền kinh tế Việt Nam trong năm 2021, theo hai kịch bản. Việc xây dựng các kịch bản dự báo dựa trên các đánh giá của các cơ quan tổ chức về triển vọng kinh tế thế giới, tiến triển của nền kinh tế Việt Nam, cũng như khả năng sử dụng một số công cụ chính sách kinh tế trong nước.

Kết quả dự báo cho thấy tăng trưởng kinh tế năm 2021 có thể đạt mức 5,98% theo Kịch bản 1, và 6,46% trong Kịch bản 2.

Xuất khẩu cả năm dự báo tăng 4,23% trong Kịch bản 1 và tăng 5,06% trong Kịch bản 2. Thặng dư thương mại dự báo tương ứng ở các mức 5,49 tỷ USD và 7,24 tỷ USD. Lạm phát bình quân năm 2021 lần lượt đạt 3,51% và 3,78%.

Theo CIEM, diễn biến kinh tế vĩ mô trong năm 2021 có thể chịu ảnh hưởng của một số yếu tố.

Thứ nhất, kinh tế thế giới còn rất bất định, rủi ro, thách thức từ bên ngoài vẫn đang hiện hữu. Mỹ được dự báo sẽ tiếp tục các biện pháp để kiềm chế Trung Quốc về kinh tế - thương mại – công nghệ và có thể củng cố được liên minh với một số nước đối tác để thực hiện các biện pháp này. Xung đột thương mại giữa các nền kinh tế lớn khiến cho các tập đoàn, doanh nghiệp quốc tế có nhu cầu dịch chuyển địa điểm sản xuất để tránh mức thuế cao. Đây vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với Việt Nam.

Thứ hai, dịch COVID-19 và các biến thể còn diễn biến phức tạp, khó lường, luôn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát làn sóng tiếp theo. Hệ lụy kèm theo là gia tăng chi phí logistics đối với hoạt động sản xuất, xuất nhập khẩu.

Thứ ba, việc nhiều nền kinh tế thực hiện các gói hỗ trợ quy mô lớn, trong khi thiếu điều phối giữa các biện pháp này ở cấp độ toàn cầu, có thể gây ra những rủi ro không nhỏ đối với thị trường tài chính thế giới và tình trạng nợ toàn cầu.

Thứ tư, Cách mạng Công nghiệp 4.0 và chuyển đổi số tiếp tục chuyển biến nhanh, qua đó ảnh hưởng đến sự phát triển của cả doanh nghiệp và thị trường trong nước Việt Nam.

Thứ năm, khả năng duy trì các cải cách thực chất đối với môi trường đầu tư – kinh doanh cũng sẽ ảnh hưởng đến tâm lý, quyết định mở rộng đầu tư của nhiều doanh nghiệp nước ngoài.

Thứ sáu, nhu cầu tiêu dùng trong nước có thể gia tăng nhanh hơn, và doanh nghiệp có thể tập trung hơn đến khai thác thị trường trong nước.

Thứ bảy, dù kỳ vọng nhiều vào tác động tích cực của EVFTA, Việt Nam có thể phải đối mặt với nhiều vụ kiện phòng vệ thương mại, điều tra chống lẩn tránh thuế, gian lận xuất xứ, v.v., không chỉ ở thị trường Mỹ.

L.Bằng

Vietnamnet

Các tin tức khác

>   Chính sách kinh tế của ông Joe Biden và tác động đến Việt Nam (15/01/2021)

>   EIU: Việt Nam là trung tâm của chuỗi cung ứng châu Á (15/01/2021)

>   HSBC: Tương lai tươi sáng cho kinh tế Việt Nam năm 2021 (13/01/2021)

>   'Make in Vietnam sẽ giúp ngành ICT tăng trưởng gấp 2-4 lần GDP (12/01/2021)

>   Nhóm ngành kinh tế số có sức bật mạnh nhất năm 2021? (12/01/2021)

>   "Năm 2021 sẽ là năm đầu của chu kỳ kinh tế tăng trưởng" (11/01/2021)

>   Kịch bản nào cho thị trường giá cả Việt Nam 2021? (11/01/2021)

>   Triển vọng nào phục hồi thị trường lao động trong năm 2021? (10/01/2021)

>   Gallup: Việt Nam đứng thứ 3 trên thế giới về chỉ số kỳ vọng kinh tế (07/01/2021)

>   MBS: Kinh tế Việt Nam sẽ hồi phục mạnh mẽ trong năm 2021 (05/01/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật