Thứ Hai, 11/01/2021 16:41

"Năm 2021 sẽ là năm đầu của chu kỳ kinh tế tăng trưởng"

Đây là dự báo được đưa ra tại diễn đàn Kịch bản Kinh tế Việt Nam thường niên - năm 2021 với chủ đề “Định hình Chiến lược đầu tư và kinh doanh trong bối cảnh mới” diễn ra chiều ngày 11/01/2021.

Diễn đàn kịch bản kinh tế Việt Nam thường niên năm 2021 diễn ra chiều ngày 11/01/2021

Năm 2021 sẽ là năm đầu tiên của chu kỳ kinh tế tăng trưởng

Tại sự kiện, ông Trần Hồng Quang - Viện trưởng Viện Chiến lược Phát triển, Bộ Kế hoạch và đầu tư phát biểu tại diễn đàn Kịch bản Kinh tế Việt Nam thường niên - năm 2021 đưa ra dự báo trong giai đoạn 10 năm tới, Việt Nam kỳ vọng đạt tốc độ tăng trưởng GDP khoảng 7%/năm. Để hiện thực hoá các mục tiêu chiến lược, ba đột phá chiến lược có tính lâu dài bao gồm đột phá về thể chế, nguồn nhân lực và hạ tầng.

Kịch bản tăng trưởng GDP năm 2021. Đơn vị: % theo giá so sánh năm 2010

Với chủ đề bài tham luận chính: Việt Nam - ứng phó với một thế giới biến động, ông Nguyễn Xuân Thành, thành viên tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng đã chỉ rõ rằng, bối cảnh thế giới 2021 vẫn tiềm ẩn rất nhiều bất trắc từ Covid-19 (chưa thể được kiểm soát cho dù có vaccines) đến các mối căng thẳng thương mại quốc tế song phương. Động lực tăng trưởng cho nền kinh tế Việt Nam trong năm 2021 sẽ đến từ phục hồi sức mua thị trường nội địa, đầu tư tư nhân và xuất khẩu sang EU và ASEAN. Ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì mặt bằng lãi suất thấp, tiếp tục đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng và chủ động đàm phán với các đối tác thương mại lớn cần phải là ưu tiên chính sách trong năm nay để hỗ trợ tăng trưởng trong bối cảnh chúng ta vẫn phải kiểm soát chặt chẽ hoạt động đi lại quốc tế.

Ông Nguyễn Khắc Quốc Bảo – Viện trưởng viên Công nghệ Tài chính, Đại học Kinh tế Việt Nam dự báo năm 2021 sẽ là năm lạc quan đối với kinh tế Việt Nam. Tâm lý và nỗ lực khôi phục sản xuất sẽ gia tăng tổng cầu năm 2021. 

Với nhận định năm 2021 sẽ là năm đầu tiên của chu kỳ kinh tế tăng trưởng, ông Nguyễn Bích Lâm chia sẻ thêm về 6 yếu tố tăng trưởng chính cho nền kinh tế Việt Nam năm 2021. Thứ nhất là tiếp tục cải cách thể chế. Thứ 2 là nâng cao hiệu quả vốn đầu tư. Cần nâng cao hiệu quả vốn đầu tư gồm đầu tư công, FDI, chuyển đổi cơ cấu vốn từ nông thôn sang công nghiệp và dịch vụ, khi đó hiệu quả vốn sẽ cao, GDP cũng sẽ tăng. Thứ 4 là nâng cao hiệu suất lao động. Thứ 5 là khai thác thế mạnh của các hiệp định thương mại. EVFTA đã tạo động lực xuất khẩu cho Việt Nam khá tốt và thứ 6 là công nghệ số. Động lực khác là đô thị hóa nhằm tăng tổng cầu nền kinh tế.

Xáo trộn và đứt gãy chuỗi cung ứng là rủi ro lớn nhất cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2021

Theo khảo sát tại Diễn đàn, yếu tố rủi ro nhất cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2021 là xáo trộn và đứt gãy chuỗi cung ứng (chiếm 33%) và Yếu tố quan trọng nhất sẽ giúp nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng trong 2021 là dịch Covid-19 được kiểm soát (chiếm 45%).

Tại sự kiện, TS. Đặng Hoàng Hải Anh - Chuyên gia kinh tế của Ngân hàng Thế giới tại Mỹ chia sẻ: "Dưới góc nhìn cá nhân, tôi cho rằng, yếu tố đầu tiên là kiểm soát Covid-19, đa phần chúng ta đều đồng ý, nếu dịch bệnh không được kiểm soát có thể gây ra nhiều xáo trộn trong nền kinh tế".

Vị chuyên gia nói thêm: "Yếu tố thứ 2 là sức mua nội địa, tôi cho rằng, trước khi dịch Covid xảy ra, thế giới đã nói đến mô hình tăng trưởng dựa vào sức mua của nội địa. Mỹ - Trung đã thương chiến trước khi dịch bệnh xảy ra cũng vì sức mua nội địa. Người ta đã nghĩ tới sức cầu nội địa và thúc đẩy nó trong chọn mô hình tăng trưởng. Các nước châu Á có tỷ lệ tiết kiệm trong dân cao, nên đây là nguồn lực để phát triển kinh tế, khác mô hình phát triển của Tây Âu do người dân tiết kiệm thấp, tiền bỏ vào các quỹ hưu trí.

Điều này cho thấy, Châu Á và Việt Nam, trong dân chúng tồn tại luồng vốn lớn trong dân. Đây là sự dịch chuyển trước khi dịch bệnh xảy ra, nên khi xảy ra dịch bệnh chúng ta càng phải nhấn mạnh phát triển thị trường nội địa. Chúng ta cần tập trung hơn nữa vào phục hồi sức mua nội địa. Tôi cho rằng đây là mấu chốt phát triển".

Theo ông Nguyễn Bích Lâm, nguyên Tổng Cục trưởng, Tổng Cục Thống kê: “Xáo trộn và đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu ảnh hưởng lớn nhất đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2021. Covid buộc chúng ta phải tập trung vào thị trường nội địa. Tôi cho rằng, căng thẳng Mỹ - Việt là yếu tố thứ 3 ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2021. Kinh tế vĩ mô ổn định là nội lực của nền kinh tế Việt Nam”.

Tiên Tiên

FILI

Các tin tức khác

>   Kịch bản nào cho thị trường giá cả Việt Nam 2021? (11/01/2021)

>   Triển vọng nào phục hồi thị trường lao động trong năm 2021? (10/01/2021)

>   Gallup: Việt Nam đứng thứ 3 trên thế giới về chỉ số kỳ vọng kinh tế (07/01/2021)

>   MBS: Kinh tế Việt Nam sẽ hồi phục mạnh mẽ trong năm 2021 (05/01/2021)

>   Giám đốc WB tại Việt Nam: Kỳ vọng Việt Nam tăng trưởng 6,8% năm 2021 (04/01/2021)

>   Chính phủ ban hành loạt giải pháp phát triển kinh tế 2021 (04/01/2021)

>   2021 sẽ là năm khởi đầu của chu kỳ tăng trưởng mới (02/01/2021)

>   11 luật có hiệu lực từ đầu năm 2021 (01/01/2021)

>   Quy mô kinh tế Việt Nam vượt 1 ngàn tỷ USD theo sức mua tương đương (31/12/2020)

>   SSI Research dự báo tăng trưởng GDP năm 2021 ổn định khoảng 6.5% (30/12/2020)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật