Thứ Ba, 12/01/2021 12:00

Nhóm ngành kinh tế số có sức bật mạnh nhất năm 2021?

Theo khảo sát tại Diễn đàn Kịch bản Kinh tế Việt Nam thường niên 2021 với chủ đề “Định hình Chiến lược đầu tư và kinh doanh trong bối cảnh mới” diễn ra chiều ngày 11/01/2021, nhóm ngành kinh tế số chiếm lượng bình chọn cao nhất, dự báo có sức bật mạnh nhất năm 2021 với tỷ lệ 37%.

Phiên thảo luận tại Diễn đàn Kịch bản Kinh tế Việt Nam thường niên 2021 diễn ra chiều ngày 11/01/2021

Tại Diễn đàn, ông Lê Anh Huy, Phó TGĐ Sendo, nói “dư địa phát triển thương mại điện tử còn nhiều tiềm năng”.

Ông Huy chia sẻ thêm, theo số liệu Sendo và thị trường, báo cáo Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam, TPHCM và Hà Nội chiếm 18% dân số mang về hơn 70% lượng giao dịch thương mại điện tử. Điều này nghĩa là dư địa phát triển ở khu vực địa lý rộng lớn với dân số lớn (nông thôn) và tốc độ tăng thu nhập lớn nằm ở khu vực ngoài TPHCM và Hà Nội. Trong dịch Covid-19, Sendo thấy sức mua hàng hóa tiêu dùng của người Việt tăng nhanh, nhưng nhóm hàng giá trị cao như điện thoại di động, trang sức, đồng hồ… cho thấy tác động thu nhập giảm tới các nhóm hàng.

Từ góc độ các tổ chức nước ngoài, trong thời kỳ vừa qua, kỳ vọng tăng trưởng ở thương mại điện tử không thay đổi nhiều. Về việc Chính phủ có Quyết định 749 đặt ra mục tiêu tham vọng đảm bảo kinh tế số đạt 20% GDP năm 2025, điều này đã thể hiện niềm tin của Chính phủ với ngành kinh tế số.

Ông Andy Ho - Giám đốc điều hành kiêm Trưởng bộ phận đầu tư VinaCapital

Covid-19 chính là yếu tố đẩy mạnh chuyển đổi số ở Việt Nam. Về hệ sinh thái và chính sách phát triển, logistics là điểm quan trọng nhất của kinh tế số và là trở ngại cho thương mại điện tử. Nếu giải quyết được vấn đề này, thương mại điện tử sẽ rất phát triển.

Kinh tế số ảnh hưởng đa dạng các ngành. Còn chứng khoán không phải là ngành, vì doanh nghiệp trong đủ ngành nghề cùng niêm yết. Tôi muốn nhấn mạnh yếu tố lãi suất sẽ ảnh hưởng nhiều tới suy nghĩ đầu tư”, ông Andy Ho - Giám đốc điều hành kiêm Trưởng Bộ phận đầu tư VinaCapital chia sẻ.

Các Luật mới sẽ hỗ trợ hơn cho doanh nghiệp ngành bất động sản

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TPHCM, chia sẻ: Tỷ lệ giải thể của doanh nghiệp bất động sản cao nhất trong số lĩnh vực ngành nghề.

Ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội
Bất động sản TPHCM

Bất động sản là lĩnh vực bị tác động lớn từ Covid-19, còn là hệ quả từ điểm nghẽn đầu tiên là từ thể chế pháp luật. Tháng 6/2020, chúng tôi đánh giá có sự thay đổi lớn trong công tác làm luật. Lần đầu tiên trong Luật Đầu tư ghi chữ "Chủ đầu tư", trong Luật nhà ở có "đất ở hợp pháp 100%" thì nay là "đất ở hợp pháp và các loại đất khác". Chỉ thay đổi có một chữ mà thay đổi rất nhiều, giải quyết các vướng mắc rất nhanh. Mới đây là Nghị định 148 có nội dung xử lý đất xen cài, đất công… hay hướng dẫn thi hành Luật đầu tư cũng đang được nỗ lực làm sao thi hành phù hợp nhất.

Điều này cho thấy các cơ quan trung ương đến địa phương có sự cầu thị, lắng nghe trong công tác làm luật. Năm tới, có nhiều quy định, nghị định để hỗ trợ việc xây dựng nhà ở phân khúc bình dân, chung cư cũ… Các Luật mới có hiệu lực với hướng hỗ trợ hơn cho doanh nghiệp, chúng tôi nhận định thị trường 2021 sẽ phục hồi và đã hồi phục từ tháng 8/2020.

Theo bà Trịnh Quỳnh Giao, Giám đốc đầu tư Coteccons: "Năm 2021, Chính phủ có một số Luật thay đổi, trong bất động sản có thay đổi một chút, Luật xây dựng sửa đổi chủ yếu là rút ngắn thủ tục hành chính cho doanh nghiệp. Đây là điểm rất tốt, kỳ vọng hỗ trợ bất động sản sau nửa cuối năm 2021 sẽ hồi phục trở lại".

Với bất động sản khu công nghiệp, nhiều thông tin tích cực khi có làn sóng dịch chuyển đầu tư từ Trung Quốc sang Việt Nam, và phòng chống dịch bệnh đã thu hút dòng vốn FDI. Nhưng từ góc độ nhà thầu ở một số dự án khu công nghiệp, dù đây là điểm sáng nhưng tốc độ chưa nhanh như mọi người nghĩ, do ảnh hưởng dịch Covid-19 hạn chế đi lại nên việc thực sự đầu tư và triển khai chưa nhanh như mong đợi. Bà Giao cũng cho rằng sang năm, lĩnh vực này sẽ tăng trưởng mạnh.

Các thương hiệu cao cấp ngành dệt may sẽ hưởng lợi nhiều từ các hiệp định

Năm 2021, tận dụng lợi thế cạnh tranh các hiệp định FTA, doanh nghiệp Việt Nam nói chung và ngành nói riêng cần xác định rõ mục tiêu trong bối cảnh mới”, ông Nguyễn Trọng Phi - Ủy viên BCH LEFASO, Chủ tịch Giovanni Group, chia sẻ.

Ngoài ra, trong bối cảnh mới, ngoài tiếp tục xuất khẩu như hiện nay, về gia công thì ta cần có thêm định hình, chuyển đổi mô hình từ sản xuất gia công sang xây dựng thương hiệu trong thời trang dệt may da giày để xuất khẩu được thông qua các hiệp định đã ký. Hưởng lợi từ nguyên phụ liệu từ việc giảm thuế thông qua các hiệp định. Đây là điều kiện để ta mạnh dạn chuyển đổi. Sang năm 2021, các hiệp định mang lại lợi thế cho ngành, các thương hiệu cao cấp sẽ hưởng lợi nhiều.

Doanh nghiệp cần có sự chuyển đổi, có mô hình quản trị kinh doanh linh hoạt, dễ thích ứng với các thay đổi, hội nhập. Sự thích ứng của doanh nghiệp Việt Nam rất quan trọng trong giai đoạn Covid-19 vừa qua và cần duy trì trong thời gian tới.

Tiên Tiên

FILI

Các tin tức khác

>   "Năm 2021 sẽ là năm đầu của chu kỳ kinh tế tăng trưởng" (11/01/2021)

>   Kịch bản nào cho thị trường giá cả Việt Nam 2021? (11/01/2021)

>   Triển vọng nào phục hồi thị trường lao động trong năm 2021? (10/01/2021)

>   Gallup: Việt Nam đứng thứ 3 trên thế giới về chỉ số kỳ vọng kinh tế (07/01/2021)

>   MBS: Kinh tế Việt Nam sẽ hồi phục mạnh mẽ trong năm 2021 (05/01/2021)

>   Giám đốc WB tại Việt Nam: Kỳ vọng Việt Nam tăng trưởng 6,8% năm 2021 (04/01/2021)

>   Chính phủ ban hành loạt giải pháp phát triển kinh tế 2021 (04/01/2021)

>   2021 sẽ là năm khởi đầu của chu kỳ tăng trưởng mới (02/01/2021)

>   11 luật có hiệu lực từ đầu năm 2021 (01/01/2021)

>   Quy mô kinh tế Việt Nam vượt 1 ngàn tỷ USD theo sức mua tương đương (31/12/2020)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật