Thứ Năm, 17/12/2020 16:58

VNDirect dự báo VN-Index có thể tăng lên mức 1,180 điểm trong năm 2021 

Công ty Chứng khoán VNDirect (VND) kỳ vọng VN-Index sẽ tăng trong năm 2021. Tiềm năng tăng giá đến từ câu chuyện nâng hạng thị trường và vắc-xin Covid-19 được đưa vào sử dụng sớm hơn dự kiến.

VN-Index kỳ vọng sẽ chạm mốc 1,180 điểm

Theo Báo cáo Chiến lược đầu tư 2021, VND kỳ vọng VN-Index sẽ chạm mốc 1,180 điểm trong năm 2021. Tính tới ngày 30/11/2020, theo dữ liệu của Bloomberg, VN-Index đang giao dịch ở mức P/E bình quân 12 tháng (TTM P/E) đạt 16.3 lần, cao hơn mức P/E 15.0 lần vào đầu năm 2020. P/E bình quân 12 tháng hiện tại đã nhỉnh hơn so với P/E trung bình 5 năm trước đây là 15.9 lần. So sánh trong khu vực, P/E bình quân 12 tháng của Việt Nam thấp hơn so với các thị trường lân cận; tuy nhiên TTCK Việt Nam hiện vẫn đang thuộc nhóm thị trường cận biên trong khi hầu hết các thị trường trong khu vực đều đã lên nhóm thị trường mới nổi.

VND ước tính lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết trong năm 2021 trên VN-Index sẽ tăng trưởng xấp xỉ 23%. Nhìn chung, các chuyên gia phân tích kỳ vọng VN-Index sẽ đạt 1,180 điểm trong năm 2021 nhờ các yếu tố sau: TTCK Việt Nam được thêm vào danh sách theo dõi nâng hạng của MSCI từ thị trường cận biên sang thị trường mới nổi trong kỳ đánh giá tháng 6/2021, TTCK Việt Nam được nâng hạng lên thị trường mới nổi loại 2 của FTSE trong kỳ đánh giá tháng 9/2021 và vắc-xin Covid-19 được đưa vào sử dụng sớm hơn dự kiến.

Về rủi ro giảm giá kể đến như kinh tế toàn cầu cũng như lợi nhuận của các công ty niêm yết phục hồi chậm hơn dự kiến.

Thanh khoản thị trường tiếp tục tăng trong năm 2021

VND tin rằng khối lượng giao dịch bình quân có thể tăng trưởng 12 đến 14% trong năm 2021, thúc đẩy bởi các yếu tố sau: NHNN sẽ tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế trong năm 2021; Luật Chứng khoán sửa đổi chính thức có hiệu lực vào ngày 1 tháng 1 năm 2021 sẽ cải thiện tâm lý nhà đầu tư và dòng vốn nước ngoài từ các quỹ thị trường cận biên đổ vào TTCK Việt Nam khi Việt Nam được MSCI nâng tỷ trọng trong nhóm thị trường cận biên trong năm 2021.

Bên cạnh đó, việc nhiều quỹ ETF mới được thành lập trong nửa đầu năm 2020, đặc biệt là quỹ VFMVN Diamond ETF (quỹ này tập trung đầu tư vào các cố phiếu đã hết “room ngoại”), đã mở ra một kênh đầu tư hấp dẫn cho nhà đầu tư nước ngoài muốn đầu tư vào các cổ phiếu đã kín room, từ đó khơi thông hơn nữa dòng vốn của nhà đầu tư nước ngoài chảy vào thị trường chứng khoán Việt Nam.

Mặt khác, quá trình cổ phần hóa và thoái vốn tại các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) có thể được tái khởi động sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 13 Việc cổ phần hóa và thoái vốn tại các DNNN đã hạ nhiệt từ năm 2019 sau khi Chính phủ thắt chắt các quy định về đánh giá tài sản thuộc sở hữu nhà nước. Trong năm 2021, VND kỳ vọng quá trình cổ phần hóa các DNNN sẽ có những chuyển biến tích cực, đặc biệt sau khi Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 13 của Đảng bộ.

Chọn ngành nào trong năm 2021?

Chiến lược đầu tư trong năm 2021, VND chỉ ra triển vọng kinh tế Việt Nam tươi sáng, được thúc đẩy bởi sự gia tăng nhu cầu tư thị trường bên ngoài và tiêu dùng nội địa phục hồi. Thứ hai, việc phát triển cơ sở hạ tầng dự báo sẽ là động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng trong năm 2021.

Thứ ba, tăng trưởng chế biến, chế tạo được dự báo là động cơ chính cho sự hồi phục của kinh tế. VND kỳ vọng lĩnh vực này sẽ tăng trưởng 10.9% trong năm 2021 và sẽ trở thành động lực chính cho tăng trưởng GDP. Sự mở cửa trở lại của các nền kinh tế lớn như Mỹ, Châu Âu nói chung và Nhật Bản có thể thúc đẩy nhu cầu đối với các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt là các sản phẩm chủ lực bao gồm máy tính, điện thoại di động, máy và thiết bị, hàng dệt và may mặc. Bên cạnh đó, VND kỳ vọng sức cầu nội địa tốt hơn sẽ thúc đẩy các ngành sản xuất quan trọng như như ô tô, nhựa.

Luận điểm cuối cùng là lãi suất cố định duy trì ở mức thấp. Mặc dù dự kiến không có thêm đợt cắt giảm lãi suất điều hành nào vào năm 2021, VND vẫn cho rằng việc lãi suất liên ngân hàng và lãi suất huy động giảm trong 6 tháng qua sẽ làm giảm chi phí cho vay của ngân hàng đối với doanh nghiệp. Điều kiện lãi suất thuận lợi sẽ là tín hiệu tốt cho ngân hàng, đặc biệt là các công ty tài chính tiêu dùng, các doanh nghiệp phát triển bất động sản và công ty chứng khoán.

Đối với lĩnh vực bất động sản, mặc dù đang gặp thách thức bởi tình trạng thiếu nguồn cung mới vào năm 2020 do quá trình phê duyệt dự án mới chậm, VND cho rằng lãi suất cho vay thấp sẽ đẩy nhanh việc đưa ra quyết định của người mua nhà. VND ước tính lãi suất cho vay mua nhà vào khoảng 9.5% - 10%, mức thấp nhất trong thập kỷ qua. Đối với công ty chứng khoán, thị trường đã trải qua giai đoạn tăng trưởng tích cực do các nhà đầu tư tìm kiếm lợi suất cao hơn từ kênh trái phiếu và cổ phiếu trong năm 2020. Với lãi suất được duy trì ở mức thấp, VND tin rằng xu hướng này sẽ tiếp diễn vào năm 2021.

Duy Na

FILI

Các tin tức khác

>   Góc nhìn 17/12: Áp lực điều chỉnh đang rình rập (16/12/2020)

>   Góc nhìn 16/12: Tiếp tục giảm điểm? (15/12/2020)

>   Chủ tịch FMC: ‘Năm 2021, toàn ngành thủy sản có tốc độ tăng trưởng trung bình’ (14/01/2021)

>   Bất chấp lãi lớn, quỹ Vietnam Holding vẫn bị rút vốn mạnh trong tháng 11? (15/12/2020)

>   Góc nhìn 15/12: Tránh mua đuổi (14/12/2020)

>   VRE, HDB, ACB: Nên mua hay bán? (14/12/2020)

>   KBSV: Trái phiếu bị 'siết', doanh nghiệp rục rịch quay lại kênh tín dụng truyền thống (12/12/2020)

>   Góc nhìn tuần 14-18/12: Tiếp tục đà tăng điểm? (13/12/2020)

>   TGĐ HSBC Việt Nam: 'UKVFTA thúc đẩy phát triển dịch vụ tài chính thông qua chuyển đổi kỹ thuật số' (12/12/2020)

>   Góc nhìn 11/12: Hạn chế mua đuổi? (10/12/2020)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật