Thứ Tư, 30/12/2020 10:34

VDSC: Nhóm ngân hàng, bất động sản sẽ là điểm sáng trong năm 2021

Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) dự báo 2021 sẽ là năm đề cao chiến lược đầu tư từ trên xuống và đi theo sự hồi phục của nền kinh tế. Trong đó, các ngành hưởng lợi từ sự hồi phục mạnh mẽ của nhu cầu tiêu dùng và hoạt động xuất nhập khẩu sẽ là những điểm đến đầu tư tiềm năng.

Nhóm ngân hàng, bất động sản sẽ là điểm sáng trong năm 2021

Theo VDSC, Việt Nam tiếp tục được dự báo là điểm sáng tăng trưởng với mức GDP dự phóng là 7.0% trong năm 2021. Yếu tố về lãi suất cũng đang ủng hộ cho việc đầu tư sang kênh chứng khoán khi Ngân hàng Nhà nước đã giảm lãi suất điều hành ba lần trong năm 2020 với tổng mức giám 1.5-2.0%/năm.

Việc lãi suất giảm liên tục giúp tạo ra nguồn vốn rẻ, từ đó tại dự địa giảm thêm lãi suất cho vay để hỗ trở người dân, doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh. Trong năm 2021, lãi suất cho vay và huy động có thể được duy trì ở mức thấp khi các doanh nghiệp cần thời gian hồi phục, ít nhất là một trong hai năm tới sau Covid-19. Ngoài ra, việc chưa có dấu hiệu đảo chiều lãi suất của các ngân hàng lớn trong tháng 12/2020 cũng hỗ trợ luận điểm trên. Các ngành hưởng lợi sẽ là nhóm ngành có cơ cấu vốn trên tổng tài sản cao.

Do đó, các chuyên gia phân tích VDSC nhận thấy tiềm năng ở các cổ phiếu bất động sản. Ngoài ra, việc lãi suất cho vay bất động sản đang ở mức thấp nhất trong 10 năm sẽ càng kích thích nguồn cầu từ người mua nhà tiềm năng.

Từ đó, các chủ đầu tư cũng sẽ mạnh dạn hơn trong việc phát triển dự án và mở bán khi cung cầu đều được hỗ trợ. Tựu trung lại, xu hướng chung của ngành là tương đối tích cực.

Ngành ngân hàng phân hóa mạnh trong thời kỳ dịch bệnh tác động mạnh lên nền kinh tế, qua đó ảnh hưởng tiêu cực lên nhu cầu vay vốn, khả năng trả nợ của khách hàng và chất lượng tài sản của các ngân hàng. Tuy nhiên, VDSC vẫn nhận thấy nhiều điểm sáng ở ngành ngân hàng, mà mở đầu là nhóm ngân hàng quốc doanh vốn đã dành năm 2020 để chuẩn bị nhiều bộ đệm dự phòng thay vì bất chấp tăng trưởng, bên cạnh một vài ngân hàng tư nhân có khả năng chống chịu trong kịch bản xấu.

Nhu cầu tiêu dùng sẽ hồi phục trở lại

Trong năm 2021, bức tranh kinh tế được dự báo ổn định trở lại và sẽ kéo theo thu nhập người dân. Quá trình hồi phục đang diễn ra khá tích cực khi tỷ lệ thất nghiệm giảm về mức 2.5%. Ngoài ra, một chỉ báo đáng tin cậy khác là % tăng trưởng tiêu thu và % tăng trưởng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cũng đã có những phục hồi nhất định và được dự báo sẽ rõ ràng hơn trong năm 2021. Từ đó, VDSC kỳ vọng sức mua hàng có thể sẽ ổn định hơn trong thời gian tới.

Khi đó, ngành bán lẻ sẽ là điểm đến đầu tư hấp dẫn khi đã có mức hồi phục vô cùng ấn tượng sau cao điểm dịch bệnh. Cụ thể, tăng trưởng bán lẻ từ mức tăng trưởng âm trong tháng 4 đã hồi phục mạnh mẽ sau đó với 7 tháng tăng trưởng liên tiếp. Tính đến tháng 11, doanh thu bán lẻ đã tăng trưởng hai chữ số (13% so cùng kỳ) và cao nhất kể từ đầu năm.

Ngoài ra, một trong những ngành kỳ vọng có sự hồi phục cao là ngành dược. Khi thu nhập bình quân đầu người tăng lên thì nhu cầu chăm sóc sức khỏe sẽ dần quay trở lại và đây là một trong những hoạt động thiết yếu nhất. Do đó, chi tiêu y tế nhiều khả năng sẽ tăng trưởng nhanh và bền vững trong dài hạn. Theo Fitch Solutions, doanh số dược phẩm được dự báo sẽ đạt mức tăng trưởng kép bình quân 6.5%/năm trong 10 năm tới.

Xu hướng mở cửa nền kinh tế

Một luận điểm khác, giá trị xuất nhập khẩu trong các năm sau được dự báo sẽ tăng trưởng tích cực. Lượng hàng hóa giao thương tại các cảng biển, theo đó, nhanh chóng lấy lại đà tăng trưởng sau khi chịu thiệt hại trong quý 2/2020. Tình hình này phần nào cho thấy đại dịch đã đẩy nhanh hoạt động dịch chuyển cở sở sản xuất của các doanh nghiệp đa quốc gia sang Việt nam. Từ đó, VDSC nhận thấy cơ hội đầu tư trong ngành cảng biển.

Trong khi đó, các hiệp định về giao thương như EVFTA, CPTPP, UKVFTA sẽ là cánh tay nối dài cho các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam. EVFTA đã có hiệu lực từ tháng 8/2020 và UKFTA sẽ sớm có hiệu lực trong năm 2021. Theo EVFTA, thuế nhập khẩu vào EU 27 sẽ được giảm từ mức 5.5% (2019) xuống còn 0% (2023) đối với cá tra nguyên liệu và từ 7% (2019) xuống còn 0% (2027) đối với cá tra chế biến. Các cam kết thuế quan của UKFTA cũng tương tự.

Ngoài ra, ưu thế nhân công giá rẻ và chi phí cạnh tranh cao so với các nước trong khu vực ở mảng công nghệ cũng là lợi thế lớn của Việt nam trong xu thế hội nhập và mở cửa. Trong bối cảnh đại dịch vừa qua, chi tiêu cho công nghệ lại càng được đẩy nhanh hơn để đảm bảo đáp ứng nhu cầu làm việc, khám chữa bệnh từ xa và tăng cường tự động hóa.

Duy Na

FILI

Các tin tức khác

>   VDSC: Dòng tiền dẫn dắt, VN-Index năm 2021 dao động quanh 1,029 - 1,271 điểm (29/12/2020)

>   TTCK: 2021 có lặp lại kỳ tích 2020? (29/12/2020)

>   Góc nhìn 29/12: Áp lực điều chỉnh? (28/12/2020)

>   Chọn cổ phiếu nào trước khi năm 2020 khép lại? (28/12/2020)

>   Góc nhìn tuần 28-31/12: Kiểm tra ngưỡng kháng cự 1,100 điểm (27/12/2020)

>   Góc nhìn 25/12: Giảm tỷ trọng? (24/12/2020)

>   Top cổ phiếu đáng chú ý đầu phiên 24/12 (24/12/2020)

>   Góc nhìn 24/12: Rung lắc sẽ trở nên thường xuyên hơn? (23/12/2020)

>   Góc nhìn 23/12: Điều chỉnh trong ngắn hạn? (22/12/2020)

>   Góc nhìn 22/12: Áp lực bán gia tăng? (21/12/2020)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật