VDSC: Dòng tiền dẫn dắt, VN-Index năm 2021 dao động quanh 1,029 - 1,271 điểm
Theo nhận định của Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), năm 2021, xét trên những triển vọng tích cực, sự phục hồi rõ ràng hơn của nền kinh tế khi dịch Covid-19 dần được kiểm soát sẽ là trụ đỡ cho đà tăng bền vững của thị trường chứng khoán (TTCK). Bên cạnh đó, việc lãi suất vẫn đang được duy trì ở mức thấp khiến kênh đầu tư chứng khoán sẽ tiếp tục là kênh sinh lời hấp dẫn, từ đó thu hút dòng tiền của nhà đầu tư trong nước.
VN-Index sẽ dao động từ 1,029 - 1,271 điểm
Dòng tiền của khối ngoại cũng sẽ khả quan hơn khi kinh tế Mỹ và các quốc gia phát triển vẫn chưa thoát khỏi cơn sốt Covid-19 thì cơ hội cho Việt Nam với lợi thế kinh tế hồi phục nhanh chóng hơn các quốc gia đang phát triển khác. Ngoài ra, các thông tin như Việt Nam có thể được nâng hàng trong rổ chỉ số FTSE và vaccine có thể được ban hành rộng rãi trong năm 2021 có thể là những yếu tố tác động tích cực đến thị trường.
VDSC cũng cảnh báo việc thị trường tăng nhanh sẽ kích thích gia tăng sử dụng vay ký quỹ (margin) của nhà đầu tư cá nhân, làm rủi ro thị trường lên cao. Một yếu tố khác cần lưu tâm là việc vào giai đoạn cuối năm 2020, Mỹ đã dán nhãn Việt Nam là “thao túng tiền tệ” sẽ làm gia tăng nguy cơ Mỹ đánh thuế lên các mặt hàng xuất khẩu từ Việt Nam và ảnh hưởng tâm lý chung của thị trường.
KHÓA HỌC ONLINE
Chứng khoán cơ bản
💡 Khai giảng: 27/01/2021
💡 Ưu đãi: 50%++
Hotline: 0908 16 98 98
>> Đăng ký ngay
|
Điểm sáng lớn nhất là sự nỗ lực của Chính phủ trong việc điều tiết cả hai chính sách tài khóa và tiền tệ sau những diễn biến phức tạp của Covid-19. Điều này sẽ là yếu tố đẩy nhanh quá trình phục hồi của doanh nghiệp sau những tác động năng nề của dịch bệnh. Trong bối cảnh dòng tiền đang khá dồi dào trong tháng 11 và 12/2020 thì cơ hội đầu tư đã rõ ràng hơn tuy nhiên nhà đầu tư cần cân nhắc và chọn lọc kỹ càng. Trên cơ sở đó, VDSC dự báo VN-Index trong năm 2020 có thể sẽ dao động từ 1,029 - 1,271 điểm.
Dòng tiền là động lực kép trong năm 2021
Nhìn lại năm 2020, xu hướng chính của khối ngoại là bán ròng, lượng bán thậm chí là lớn nhất trong 4 năm trở lại đây. Theo VDSC, diễn biến phức tạp của các sự kiện thế giới như Covid-19 và cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ đã làm cho dòng vốn ngoại có phần e ngại các thị trường cận biên như Việt Nam khi tâm lý chung của nhà đầu tư ngoại là rút vốn dần để giảm thiểu rủi ro, và chuyển sang các tài sản an toàn hơn như trái phiếu và cổ phiếu của các quốc gia phát triển.
Tuy vậy, các chuyên gia phân tích của VDSC cũng nhận thấy có dấu hiệu quay đầu của dòng tiền nước ngoài khi họ giảm bán ròng trong tháng 11/2020, sau khi kết quả bầu cử đã tương đối an bài và bắt đầu mua ròng nhẹ trong tháng 12 (vẫn duy trì bán ròng với các nước khác trong khu vực Châu Á).
Bên cạnh đó, VDSC kỳ vọng hoạt động của khối ngoại trên sàn có thể tích cực hơn do: Dòng tiền chảy vào ETF nội; việc TTCK Việt Nam được tăng tỷ trong theo 5 đợt trong rổ MSCI Frontier; nút thắt room ngoại sẽ được giải tỏa khi Dự thảo nghị định Luật Chứng khoán (sửa đổi); dòng tiền ngoại đổ vào các thị trường mới nổi và cận biên trên nền tảng vĩ mô ổn định hơn.
Thứ hai là động lực mới từ dòng tiền trong nước. Năm 2020, VDSC chi ra dòng tiền trong nước bắt đầu chảy vào TTCK mạnh mẽ khi số lượng tài khoản mở mới đã đạt đỉnh mới và thậm chí còn cao hơn giai đoạn thị trường đạt mức cao nhất trong tháng 3/2018.
Theo VDSC, điều này không dự báo một đợt bán tháo của thị trường, bởi bối cảnh hiện tại đã khác khi lãi suất đã được giảm nhiều lần trong năm 2020 và Fed cũng không có ý định tăng lãi suất trong vòng 1 năm tới. Các đợt cung tiền và hạ lãi suất mạnh mẽ của Mỹ cũng kéo theo áp lực lên lãi suất ở các nước khác, trong đó có Việt Nam. VDSC đánh giá các đợt hạ lãi suất cho vay và huy động của ngân hàng thương mại trong nước có tác động tương tự như các gói nói lỏng định lượng của Mỹ.
Ở một góc nhìn khác, quy mô thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) đã gặp phải rào cản quy định chặt chẽ khi Nghị định 81 có hiệu lực từ đầu tháng 9/2020. Trong khi đó, vàng có xu hướng giảm từ tháng 9, bên cạnh việc kiểm soát và chịu chi phí giao dịch gây ra bởi chênh lệch giá lớn. Một kênh đầu tư khác là bất động sản thì nguồn cũng vẫn cần thời gian hồi phục sau giai đoạn trầm lắng từ năm 2018. Dự trên các yếu tốc ủng hộ, trong năm 2021, VDSC vẫn đánh giá cao sức hút của TTK và dòng tiền khối nội sẽ là một yếu tố quan trong dẫn dắt đà tăng của thị trường.
Duy Na
FILI
|