Thứ Tư, 16/12/2020 16:00

Dịch vụ

Thuế phòng vệ thương mại ngành mía đường: Bài học nhìn từ thế giới

Biện pháp phòng vệ thương mại đang được sử dụng phổ biến trên thế giới, mía đường Việt Nam cần một cứu cánh tương tự nếu không muốn bị “chơi xấu” ngay sân nhà.

Phòng vệ thương mại từ góc nhìn thế giới…

Gia nhập hiệp định thương mại tự do (FTA) là cơ hội để nhiều nước thúc đẩy kinh tế đồng thời cũng tạo ra thách thức mới cho nền sản xuất trong nước. Nhiều quốc gia đã áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại (PVTM) gồm chống bán phá giá, chống trợ cấp và thuế tự vệ như một phần quan trọng trong chính sách thương mại. Các biện pháp PVTM giống nhau ở mục đích là bảo vệ, hỗ trợ ngành sản xuất trong nước bị thiệt hại từ hàng hoá nhập khẩu gia tăng đột biến. Trong đó, chống bán phá giá là biện pháp đang được áp dụng nhiều nhất.

PVTM là “tấm khiên” bảo vệ và hỗ trợ ngành sản xuất trong nước khi gia nhập FTA

Mỹ hiện đứng đầu thế giới về nhập khẩu và cũng là nước đứng đầu về số lượng khởi xướng các vụ điều tra PVTM. Quốc gia này vốn có ảnh hưởng rất lớn tới việc hình thành các quy tắc trong WTO, bao gồm cả biện pháp PVTM dựa trên nguyên mẫu Luật Thuế quan 1930. Với kinh nghiệm sâu rộng, Mỹ đã áp thuế PVTM thành công cho hàng trăm mặt hàng nhập khẩu với thời hạn dài 4-5 năm và có thể gia hạn không hạn chế số lần.

Năm 2018, Trung Quốc - quốc gia đứng thứ đầu về xuất khẩu đã phải áp dụng các biện pháp PVTM nhằm tự vệ và giảm thiểu thiệt hại kinh tế do ảnh hưởng của Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung. Nhất là khi 818 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Trung Quốc vào thị trường Mỹ bị áp thuế quan 25% giá trị lên tới 34 tỷ USD, chủ yếu là lĩnh vực công nghệ cao… Ngay sau đó, Trung Quốc đáp trả bằng hoạt động áp thuế 25% đối với 545 mặt hàng nhập khẩu từ Mỹ chủ yếu là nông sản với tổng trị giá tương đương.

... Đến bài học xương máu cho Việt Nam

Tính đến nay, Việt Nam đã tham gia 14 hiệp định FTAs, song nói về kinh nghiệm PVTM, chúng ta vẫn còn khá “non trẻ”. Các quy định pháp luật trong nước liên quan đến PVTM được ban hành từ năm 2003. Song phải đến 2013, Việt Nam mới thực hiện sự vụ đầu tiên là điều tra chống bán phá giá với thép không rỉ. Như vậy, chúng ta đã “ngủ đông” suốt 10 năm trước các làn sóng PVTM trên thế giới.

Khoảng 3 năm gần đây (từ 2018), Việt Nam bắt đầu hội nhập sâu vào ASEAN, CPTPP, EVFTA, ATIGA... thì các vụ kiện mới được đẩy mạnh lên. Tuy nhiên, tính đến tháng 8/2020, chúng ta mới chỉ khởi xướng điều tra để áp dụng PVTM cho 17 nhóm hàng nhập khẩu. Trong khi đó, Bộ Công Thương đã ghi nhận và xử lý lên tới 176 vụ việc PVTM nước ngoài áp dụng đối với Việt Nam.

Ứng phó với cạnh tranh không lành mạnh, muốn không “mạnh người, yếu ta” thì các doanh nghiệp cần nhận thức rõ áp dụng PVTM là “quyền” chứ không phải là nghĩa vụ của các nước thành viên. Khảo sát thực tế cho thấy, vẫn có chưa đầy 2% doanh nghiệp hiểu rõ về công cụ này và số nghe nói đến lần đầu gấp 8 lần.

Theo đuổi các vụ điều tra PVTM là hành trình gian khó và dài hơi, song “trái ngọt” gặt về rất đáng kể. Theo số liệu từ Bộ Công thương, các biện pháp PVTM đã góp phần bảo vệ nhiều ngành chiếm gần 6% tổng GDP năm 2019, bảo vệ cho 150 nghìn việc làm, phát triển các ngành sản xuất nguyên liệu cơ bản để đóng góp vào sự phát triển quốc gia.

Gần đây, những doanh nghiệp mía đường nắm chắc quy định đã chủ động ứng phó, cung cấp bằng chứng, theo đuổi 2 vụ kiện chống bán phá giá, chống trợ giá với đường mía nhập khẩu Thái Lan, đường lỏng tinh bột ngô Trung Quốc và Hàn Quốc. Các vụ việc vẫn đang trong quá trình điều tra, nếu áp thuế PVTM thành công sẽ bảo vệ được 1.5 triệu việc làm và ổn định sinh kế cho 35 vạn nông dân.

Sức mạnh đồng lòng từ 3 bên

Từ 01/01/2020, ngành đường trong nước đã tuân thủ ATIGA khi mở cửa, không giới hạn lượng đường nhập khẩu từ ASEAN và giảm thuế nhập khẩu xuống 5%. Tuy nhiên, 11 tháng tham gia ATIGA cũng chứng kiến vô số biến động làm lao đao mía đường trong nước.

Chính sách trợ giá và có dấu hiệu bán phá giá của Thái Lan thời gian qua được cho là “giọt nước tràn ly” khiến 11 nhà máy ngừng hoạt động, 4 nhà máy sắp đóng cửa. Nông dân trồng mía lỗ vốn, buộc phải giảm diện tích trồng mía hoặc bỏ đất hoang. Một số doanh nghiệp đường lớn mạnh trong nước có đưa ra biện pháp hỗ trợ nông dân, song giá thấp vẫn gây sức ép lớn lên ngành này.

Nông dân lẫn doanh nghiệp đều có chung mục tiêu bảo vệ ngành mía đường trong nước

Người nông dân lẫn doanh nghiệp hiện đều có chung mục tiêu bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, mong muốn sớm có biện pháp ngăn chặn đường lậu và siết chặt PVTM để ổn định thị trường trong nước. Khi đó, người nông dân sẽ bán được mía với giá tương đồng các nước tham gia ATIGA, tang thu nhập ổn định cuộc sống; còn doanh nghiệp đảm bảo thu mua mía nguyên liệu và không bị ép bán lỗ đường trong kho.

Hội nhập quốc tế mang đến cơ hội phát triển bền vững, “đôi bên cùng có lợi” cho cả doanh nghiệp lẫn nông dân. Cùng với các cơ quan chức năng, nỗ lực ba bên sẽ tái thiết lập môi trường cạnh tranh công bằng, tăng ưu thế của mía đường nội trên sân nhà.

FILI

Các tin tức khác

>   Cựu Chủ tịch HĐQT Saigon Co.op Diệp Dũng bị bắt (16/12/2020)

>   Hãng tàu phải niêm yết giá (16/12/2020)

>   Ông Đinh La Thăng phản bác cáo trạng (16/12/2020)

>   Định hình "sếu đầu đàn" với 17 Tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước (16/12/2020)

>   Đưa sản phẩm dịch vụ ĐBSCL vào chuỗi giá trị toàn cầu (16/12/2020)

>   15 ngày, xuất khẩu máy vi tính, dệt may tăng vọt hàng trăm triệu USD (15/12/2020)

>   Giữa tòa, Đinh Ngọc Hệ không thừa nhận nhờ ông Đinh La Thăng giúp đỡ (?!) (15/12/2020)

>   Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương truy bắt Chủ tịch trường ĐH Đông Đô Hùng Sara (15/12/2020)

>   Thiếu container kéo dài, nhiều doanh nghiệp không dám ký đơn hàng mới (15/12/2020)

>   Sắp cán mốc 500 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu (15/12/2020)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật