Thứ Năm, 01/10/2020 15:02

HSBC: Kỳ vọng tăng trưởng GDP Việt Nam đạt 2.6% năm 2020 và 8.1% năm 2021

Khối Nghiên cứu Kinh tế của Ngân hàng HSBC vừa đưa ra bản báo cáo phân tích tình hình kinh tế của các nước châu Á: "Tất cả là khả năng chịu đựng của mỗi quốc gia" (Asia Economics: It’s about stamina).

Các nền kinh tế sẽ hồi phục trong năm 2021

Theo HSBC, các nền kinh tế hiện nay cần xác định hướng đi dài. Đối với tất cả mọi nơi đã và đang chứng kiến sự thụt lùi ấn tượng, dịch bệnh Covid-19 vẫn tiếp tục gia tăng ở hầu hết các quốc gia, trong đó có những phần thuộc khu vực châu Á. Con người vẫn phải chịu đựng khắp nơi, ngay cả những quốc gia đã khống chế được sự lây lan của dịch bệnh, việc làm và thu nhập bị mất và khó khăn vẫn tiếp tục vẫy gọi. Chính vì vậy, trong một thời gian nữa, các quốc gia cần lắm những chính sách hỗ trợ thêm nữa, bao gồm cả chính sách tài khóa và tiền tệ. Thật vậy, Trung Quốc đại lục - quốc gia đầu tiên bước chân vào và thoát ra khỏi thời kỳ phong tỏa, đã nhanh chóng lấy lại sự phục hồi. Nhưng ngay cả tại thời điểm này, sự phục hồi không diễn ra đồng đều, khối tư nhân vẫn còn tụt lại phía sau. Tuy nhiên kinh tế vẫn còn có tin tốt khi hoạt động xuất khẩu của khu vực châu Á đã tốt hơn nhiều so với sự quan ngại trước đây. Tuy nhiên, đà tăng có thể phai dần trong những tháng tới khi thế giới quay trở lại hoạt động bình thường và nhu cầu đối với những mặt hàng xuất khẩu từ châu Á ít lại so với dạo trước đây khi đâu đâu nhà máy nào cũng đóng cửa. Tăng trưởng có vẻ sẽ mạnh lên trong năm tới, nhưng đó chỉ là mặt dễ dàng. Sau khi tuột dốc vào năm 2020, các hiệu ứng cơ sở mang tính thống kê tại khắp các nước sẽ phẳng hơn. Các nền kinh tế sẽ phải dành cả năm 2021 để lấy lại những gì đã mất. Do đó, sẽ cần rất nhiều sự chịu đựng để rồi cuối cùng các nền kinh tế sẽ tiến đến thời điểm đó một cách chậm rãi và kiên trì.

Sự hồi phục một cách rõ ràng của các chỉ số trong những tháng gần đây đáng để ghi nhận. Sau cú sẩy chân trong giai đoạn nửa đầu năm, phần lớn nền kinh tế thế giới và châu Á, dường như đang đang "tìm lại chính mình". Nhưng Covid-19 đã bao trùm sức chịu đựng của con người ví dụ như ở nhiều nước trong đó có Ấn Độ, Indonesia và Philippines, số ca nhiễm bệnh vẫn vượt xa ngưỡng bình thường. Căn bệnh này cũng phủ khắp lên những khó khăn mà nhiều người đã từng trải qua ở khắp nơi khi thu nhập bị mất và tương lai quá bất định. Và dịch bệnh này cũng làm lu mờ một thực tế là sau khi nhu cầu bị sụt giảm như vậy, hoạt động nào hồi phục đầu tiên sẽ luôn ghi điểm ấn tượng. Hơn thế nữa, điều quan trọng là liệu những chuyển biến này có duy trì tốc độ cần thiết để đưa chúng ta quay trở lại đúng hướng.

Tại một số nước đã ghi nhận một mức độ ổn định để từ đó sẽ còn gặt hái nhiều phát triển hơn nữa. Nhưng phải vượt qua một chút khó khăn mới có thể chạm tay vào những thành quả đó.

Dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam

Mặc dù có nhiều thách thức đáng kể nhưng kinh tế Việt Nam vẫn ghi nhận mức tăng trưởng 1.8% trong nửa đầu năm 2020. Kết quả này có được nhờ vào những nỗ lực khống chế dịch bệnh một cách chủ động của Chính phủ để không cho số ca nhiễm bệnh tăng lên. Tuy nhiên khi Việt Nam được đặt mục tiêu phục hồi sớm so với những quốc gia khác thì đợt bùng phát dịch bệnh Covid-19 lần hai vào cuối tháng 7 đã làm đình trệ quá trình này. Để ứng phó, Chính phủ đã nhanh chóng đặt ra một vài điểm phong tỏa tại một số địa phương và tái áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội. Đại diện cho tiêu dùng tư nhân, sự phục hồi hình chữ V của doanh số bán lẻ cũng là bị trì hoãn. Ngoài ra, du lịch trong nước bị gián đoạn, đè nặng lên sự phục hồi của các dịch vụ liên quan.

Điều khích lệ là làn sóng Covid-19 lần hai đã được ngăn chặn thành công chỉ trong vòng một tháng, giúp Việt Nam trở lại lộ trình phục hồi nền kinh tế mặc dù có thể ở tốc độ chậm hơn so với dự đoán ban đầu. Các chỉ số di chuyển tần số cao hiện đang cho thấy hoạt động kinh tế đang phục hồi mạnh mẽ - lấy lại đà tăng thời kỳ trước dịch. Hơn nữa, tình hình các nước được cải thiện. Hoạt động xuất khẩu tăng hơn 7% trong tháng 7 và 8 so với cùng kỳ năm ngoái nhờ vào kết quả tăng của những lô hàng máy tính, bù đắp cho sự giảm sút của các mặt hàng dệt may.

Hiện tại, HSBC kỳ vọng tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ đạt mức 2.6% vào năm 2020 (dự báo trước đây: 3%) đã tính đến tác động âm của làn sóng dịch Covid-19 lần hai. Tuy nhiên, Việt Nam là nền kinh tế ASEAN duy nhất mà HSBC tiếp tục dự báo có tăng trưởng khả quan trong năm nay. Đối với năm 2021, HSBC tin rằng Việt Nam sẽ được hưởng lợi từ sự phục hồi do công nghệ dẫn đầu và dòng vốn FDI rất kiên định. HSBC kỳ vọng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2021 sẽ đạt mức 8.1% (dự báo trước đây: 8.5%).

Trong khi đó, dịch Covid-19 tiếp tục gây áp lực giảm phát lên nền kinh tế. Lạm phát toàn phần điều chỉnh nhẹ từ mức bình quân 4.2% trong nửa đầu năm 2020 xuống còn 3.2% trong tháng 8 - xuống dưới mức trần lạm phát 4% do Ngân hàng Nhà nước đề ra. Cân nhắc giá thực phẩm vẫn tăng, HSBC dự đoán lạm phát của năm 2020 sẽ ở mức trung bình 3.4% (dự báo trước đây: 3.3%) vào năm 2020. Do lạm phát đang giảm và chậm hơn dự kiến phục hồi, các chính sách hỗ trợ tiền tệ thêm nữa thật sự rất cần thiết.

Một vài dự báo chính đối với kinh tế Việt Nam:

Hàn Đông

FILI

Các tin tức khác

>   Triển vọng kinh tế Việt Nam dưới 'lăng kính ngoại' (01/10/2020)

>   PMI tháng 9 đạt 52.2 điểm, quay lại vùng tăng trưởng (01/10/2020)

>   Việt Nam đặt mục tiêu thu nhập bình quân đầu người lên 5.000 USD (30/09/2020)

>   CPI quý 3/2020 tăng 0.92% so với quý trước (29/09/2020)

>   GDP quý 3/2020 của Việt Nam tăng 2.62% (29/09/2020)

>   Điều chỉnh 'thước đo' tăng trưởng của Việt Nam (29/09/2020)

>   Việt Nam có bộ chỉ số phát triển mới từ 2021? (28/09/2020)

>   Cần kịch bản 'đặc thù' trong thế giới biến động chưa từng có (26/09/2020)

>   S&P dự báo tốc độ phục hồi kinh tế của Việt Nam sau đại dịch COVID-19 (25/09/2020)

>   Các hiệp định thương mại giúp Việt Nam tăng hơn 300% GDP (24/09/2020)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật