Thứ Năm, 13/08/2020 13:16

Bộ Công Thương: Điện một bậc sẽ có lợi cho khách dùng 800 kWh/tháng trở lên

Sau khi có nhiều ý kiến thắc mắc về đề xuất biểu giá bán lẻ điện mới, sáng nay (13.8), Bộ Công Thương đã đưa ra một số giải đáp.

* Giá điện sản xuất, kinh doanh có thể được thay đổi thế nào

* Giá điện đang 'gánh' những chi phí nào?

* Sốc với biểu giá điện mới

Bộ Công thương: Điện một bậc sẽ có lợi cho khách dùng 800 kWh/tháng trở lên
Theo Bộ Công Thương, cách tính điện 1 giá không có lợi cho nhóm dùng dưới 200 kWh/tháng. Ảnh: Đ.N.T

Bộ Công Thương khẳng định mọi cải tiến biểu giá điện đều trên cơ sở đảm bảo nguyên tắc chi phí tiền điện của đa số khách hàng sử dụng điện không tăng, đặc biệt là nhóm 18,7 triệu khách hàng sử dụng điện dưới 200 kWh/tháng, chiếm 73,4% tổng các khách hàng sinh hoạt và chủ yếu là người lao động, công chức, viên chức… Ngoài ra, Bộ này cũng nhấn mạnh tiếp tục duy trì giá điện bậc thang nhằm khuyến khích sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả nhưng sẽ nghiên cứu giảm bớt số bậc thang để phù hợp với mức độ sử dụng điện của nhân dân.

Phương án 1 giá bằng giá điện bình quân không được các bộ ngành ủng hộ?

Theo Bộ Công Thương, hiện nay biểu giá bán lẻ điện đang thực hiện theo Quyết định số 648/QĐ-BCT ngày 20.3.2019. Cơ cấu tiêu thụ điện của các đối tượng khách hàng như sau: sản xuất chiếm 59,1%; kinh doanh chiếm 6,6%; hành chính sự nghiệp chiếm 3,8%; sinh hoạt chiếm 28%. Do đây không phải là lần điều chỉnh giá điện nên các phương án đưa ra phải đảm bảo mức giá bán lẻ điện bình quân cho tất cả các nhóm khách hàng vẫn ở mức 1.864,44 đồng/kWh đã được ban hành tại Quyết định số 648/QĐ-BCT.

Các phương án biểu giá điện mới của Bộ Công Thương đưa ra lấy ý kiến

Dùng dưới 600 kWh/tháng, biểu giá mới giúp giảm 2.800 - 12.800 đồng/tháng?

Biểu giá tạm tính của Bộ Công Thương

Cụ thể, khách hàng sử dụng 100 kWh, chi phí tiền điện sẽ giảm khoảng 2.800 đồng; sử dụng 200 kWh sẽ giảm khoảng 2.800 đồng; sử dụng 400 kWh sẽ giảm khoảng 12.800 đồng; sử dụng 500 kWh sẽ giảm khoảng 7.200 đồng; sử dụng 600 kWh chi phí tiền điện sẽ giảm khoảng 1.600 đồng. Riêng các khách hàng sử dụng ở mức 300 kWh, chi phí tiền điện sẽ tăng do ghép bậc 201 - 300 kWh và 301 - 400 kWh thành bậc mới. Số tiền phải trả tăng thêm khi sử dụng ở mức 300 kWh là 7.100 đồng.

Với lập luận trên, Bộ Công Thương cho rằng, phương án 1 và phương án 2A, 2B đều có giá điện 4 bậc đầu giống nhau. Do vậy, Bộ Công Thương kết luận, dù phương án nào được áp dụng thì các khách hàng sử dụng điện ở mức dưới 700 kWh (hiện chiếm trên 98% tổng số khách hàng) đều có chi phí tiền điện bằng nhau.

Giá điện 1 bậc cao hơn giá bình quân 145% sẽ “hợp” cho khách hàng dùng 800 kWh/tháng

Lý giải vì sao giá điện tại bậc 5 theo phương án 2A và 2B lại tăng cao, theo Bộ Công Thương, điều đó nhằm đảm bảo giữ giá điện sinh hoạt bình quân không thay đổi, đồng thời giữ giá điện ở 4 bậc đầu của phương án 1 và phương án 2 giống nhau để không tác động tới chi phí tiền điện của đa số khách hàng sử dụng điện dưới 700 kWh/tháng.

Theo đó, nếu giá điện một giá ở mức bằng 145% giá điện bình quân (phương án 2A, mức giá này cao hơn giá bậc 3 và thấp hơn giá các bậc 4 và bậc 5) thì giá điện ở bậc 5 sẽ bằng 274% mức giá điện bình quân. Nếu giá điện một giá bằng 155% giá điện bình quân (phương án 2B, mức giá này cao hơn giá bậc 3 và thấp hơn giá các bậc 4 và bậc 5) thì giá điện ở bậc 5 sẽ bằng 185% mức giá điện bình quân.

“Nếu phương án 2A và 2B được áp dụng, khi khách hàng lựa chọn biểu giá theo phương án 1 giá, sẽ hạn chế những nhược điểm của giá điện bậc thang như việc tiền điện tăng bất thường vào các tháng nắng nóng, sai lệch về thời điểm ghi chỉ số công tơ hàng tháng. Nếu giá điện một giá bằng 145% giá điện bình quân (phương án 2A) thì các khách hàng sử dụng điện trên 800 kWh sẽ có chi phí tiền điện thấp hơn lựa chọn giá bậc thang. Tương tự, nếu giá điện một giá bằng 155% giá điện bình quân (phương án 2B) thì các khách hàng sử dụng điện trên 1.100 kWh sẽ có chi phí tiền điện thấp hơn giá bậc thang”, Bộ Công Thương giải thích.

Bộ này cũng cho rằng, các phương án nêu trên đã khắc phục được một phần nhược điểm của biểu giá bán lẻ điện cho mục đích sinh hoạt hiện hành. Bộ Công Thương sẽ tổng hợp ý kiến lựa chọn của các cơ quan đơn vị, các khách hàng sử đụng điện để hoàn chỉnh và báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Hà Mai

Thanh niên

Các tin tức khác

>   Giá điện sản xuất, kinh doanh có thể được thay đổi thế nào (13/08/2020)

>   Các 'thiên đường thuế' rót vốn vào Việt Nam (13/08/2020)

>   Hiệp định EVFTA: Doanh nghiệp ngành thép tìm đường vào châu Âu (13/08/2020)

>   Truyền thông quốc tế đánh giá những cơ hội EVFTA cho Việt Nam (13/08/2020)

>   Giá điện đang 'gánh' những chi phí nào? (13/08/2020)

>   Ông Nguyễn Văn Sửu điều hành UBND TP Hà Nội (12/08/2020)

>   Doanh nghiệp Việt vào chuỗi giá trị toàn cầu: Chưa có bước đột phá (12/08/2020)

>   TP HCM chuyển hồ sơ 2 vụ sai phạm sang công an (12/08/2020)

>   Vingroup sản xuất linh kiện máy thở cho Medtronic  (12/08/2020)

>   Đường sắt tiếp tục dừng chạy tàu do COVID-19 (12/08/2020)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật