Thứ Hai, 20/07/2020 15:58

Thỏa thuận sáp nhập Tiki và Sendo đã đổ vỡ vì Covid-19?

Kế hoạch sáp nhập giữa hai gã khổng lồ thương mại điện tử Việt Nam Tiki và Sendo được cho là đã bị hủy, theo nguồn tin từ DealStreetAsia.

“Một vài cổ đông không đồng tình với các điều khoản sáp nhập, vì vậy thỏa thuận đã bị trì hoãn vô thời hạn”, một người thân cận với thông tin này cho hay.

Một trong những nhà đầu tư không bằng lòng với các điều khoản đề xuất có thể là JD.com. Gã khổng lồ thương mại điện tử Trung Quốc này hiện giữ vai trò quan trọng trong quá trình ra quyết định của Tiki, dựa trên nguồn tin thân cận.

Một vị giám đốc khác thân cận với thông tin cho biết dịch Covid-19 là nguyên nhân chủ yếu khiến thỏa thuận đổ vỡ, đồng thời nói thêm sự chênh lệch trong hiệu suất hoạt động giữa hai công ty đã “nới rộng” trong suốt đại dịch.

“Các điều khoản sáp nhập được nhất trí trước khi đại dịch xảy ra. Trong khoảng thời gian dịch bùng phát, tỷ lệ sáp nhập đã thay đổi đáng kể và nghiêng theo hướng có lợi cho Tiki, nhưng nhà đầu tư tại Tiki cảm thấy thỏa thuận này không hợp lý về chiến lược đối với công ty”, vị Giám đốc này cho biết.

Trong tháng 8/2019, Tiki thông báo tái cấu trúc cổ đông và cho biết nhà đầu tư trong nước nắm giữ tổng cộng 51.33% cổ phần. Trong khi đó, lượng cổ phần của nhà đầu tư Trung Quốc và Hồng Kông ở mức 26.16%.

Trước khi cuộc đàm phán đổ vỡ, cả hai công ty đã tới giai đoạn sau của cuộc đàm phán sáp nhập. Thậm chí, họ đã bàn luận về việc hợp nhất các nhóm và hệ thống của họ, bao gồm cả việc chuyển nhân viên Sendo vào văn phòng của Tiki.

Một vị Giám đốc khác cho biết các nhà sáng lập ở hai công ty đều mong muốn thúc đẩy thỏa thuận sáp nhập. Dù vậy, các bên chủ chốt tại Tiki, bao gồm cả VNG, cho rằng đại dịch Covid-19 đã xóa nhòa những lợi thế chiến lược mà đề xuất sáp nhập mang lại.

Tiki, Sendo và JD.com đều không nhận định về diễn biến trên.

Diễn biến mới nhất xảy ra sau khi Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (VCCA) cho biết đề xuất sáp nhập Tiki và Sendo không nằm trong phần thỏa thuận bị cấm theo luật cạnh tranh Việt Nam.

“Sau khi kết hợp về tài chính, cả hai công ty nên hoạt động độc lập. Kết quả là giao dịch này sẽ không tác động đến cấu trúc thị trường. Thương vụ này không nằm trong nhóm bị cấm theo Luật Cạnh tranh 2018, khi nó không tác động đáng kể tới thị trường thương mại điện tử Việt Nam hoặc có khả năng làm vậy”, VCCA nói với DealStreetAsia trước đó.

* Tiki và Sendo đồng ý sáp nhập

Vũ Hạo (Theo DealStreetAsia)

FILI

Các tin tức khác

>   Tạm dừng cấp phép lập hãng hàng không mới tới năm 2022 (20/07/2020)

>   Vietnam Airlines đầu tư ra nước ngoài thua lỗ, xin bán hết tháo lui (20/07/2020)

>   Khẩn trương đưa quỹ hỗ trợ phát triển du lịch vào hoạt động (19/07/2020)

>   15 công ty Nhật sắp rời Trung Quốc về Việt Nam (19/07/2020)

>   Lấp lỗ hổng trong thực thi các hiệp định thương mại tự do (19/07/2020)

>   Kiến nghị hoàn trả 1.180 tỷ vốn Nhà nước cho dự án hầm Đèo Cả (18/07/2020)

>   Dự án điện Việt Nam mời thầu, hầu hết “ông chủ” Trung Quốc nộp hồ sơ (18/07/2020)

>   Ngành hàng hải đón bắt cơ hội bứt phá khi EVFTA được thực thi (18/07/2020)

>   Tuyển thầu làm nhà máy điện: Hầu hết ông chủ Trung Quốc mua hồ sơ (18/07/2020)

>   Doanh nghiệp khó khăn, người lao động tiếp tục mất việc (18/07/2020)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật