Chủ Nhật, 19/07/2020 20:35

15 công ty Nhật sắp rời Trung Quốc về Việt Nam

15 doanh nghiệp Nhật Bản dự kiến chuyển hoạt động sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam.

Ngày 17/07, Bộ Kinh tế Nhật Bản cho biết 87 doanh nghiệp trong danh sách sẽ nhận hỗ trợ tổng cộng 70 tỷ Yên (tương đương 653 triệu USD) để di dời dây chuyền sản xuất ra khỏi Trung Quốc.

Đáng chú ý, trong danh sách này có khoảng 15 doanh nghiệp dự kiến chuyển đến Việt Nam. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ là họ sẽ chuyển toàn bộ hay chỉ một phần hoạt động tại Trung Quốc. 

Danh sách này bao gồm 9 công ty có quy mô vừa và nhỏ (SME) và 6 công ty lớn.

Nguồn: Tổ chức xúc tiến mậu dịch Nhật Bản (Jetro).

Đây là một phần trong nỗ lực đa dạng hóa chuỗi cung ứng toàn cầu được Nhật Bản công bố từ tháng 4/2020. Nhật Bản là nền kinh tế thứ hai (sau Đài Loan) có chính sách cụ thể để đẩy mạnh việc đa dạng hoá chuỗi cung ứng toàn cầu, giảm thiểu sự phụ thuộc kinh tế vào Trung Quốc.

Chính phủ Nhật Bản dành 220 tỷ Yên (2 tỷ USD) trong ngân sách bổ sung năm tài khóa 2020 để khuyến khích các công ty di dời nhà máy về Nhật Bản và một số nước khác. Trong số đó, 23,5 tỷ Yên được dành để hỗ trợ doanh nghiệp đưa nhà máy từ ​​Trung Quốc đến Đông Nam Á.

Theo nhà đầu tư kỳ cựu Mark Mobius, các công ty trên thế giới sẽ điều chỉnh chuỗi cung ứng để bớt phụ thuộc vào Trung Quốc sau bài học về Covid-19. 

Làn sóng rút khỏi Trung Quốc được đẩy nhanh

Các công ty từ Mỹ, Nhật Bản và châu Âu đã và đang chuyển nhà máy sản xuất ra khỏi Trung Quốc trước khi đại dịch Covid-19 xuất hiện, vì chi phí ngày càng tăng tại Trung Quốc và còn tránh tác động của cuộc thương chiến Mỹ-Trung.

Thế nhưng, quá trình này ngày càng được đẩy nhanh khi đại dịch COVID-19 cho thấy sự dại dột của chiến lược “bỏ tất cả trứng vào một rổ”.

Huyền thoại đầu tư Mark Mobius cho rằng đại dịch đã khiến các doanh nghiệp nghĩ lại về chuỗi cung ứng, vì họ muốn giảm thiểu cú sốc nguồn cung khi những sự kiện tương tự như Covid-19 xảy ra.

“Nhiều người mua và nhiều doanh nghiệp phụ thuộc vào chuỗi cung ứng ở Trung Quốc đang suy nghĩ lại và bắt đầu đa dạng hóa chuỗi cung ứng càng nhiều càng tốt và chuyển sang gần với quê nhà”, ông nói. “Thế nhưng, xét cho cùng, tôi nghĩ sẽ có sự đa dạng hóa chuỗi cung ứng sang những nơi như Việt Nam, Bangladesh, Thổ Nhĩ Kỳ, thậm chí là Brazil. Vì vậy, các công ty này có thể có chuỗi cung ứng được đa dạng hóa cao hơn”.

* Việt Nam đón làn sóng dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc ra sao

* SCMP: Hưởng lợi từ làn sóng dịch chuyển sản xuất vì thương chiến, nhưng virus corona khiến Việt Nam gặp khó vì thiếu nguồn linh kiện từ Trung Quốc

Vũ Hạo (Theo Bloomberg, Jetro)

FILI

Các tin tức khác

>   Lấp lỗ hổng trong thực thi các hiệp định thương mại tự do (19/07/2020)

>   Kiến nghị hoàn trả 1.180 tỷ vốn Nhà nước cho dự án hầm Đèo Cả (18/07/2020)

>   Dự án điện Việt Nam mời thầu, hầu hết “ông chủ” Trung Quốc nộp hồ sơ (18/07/2020)

>   Ngành hàng hải đón bắt cơ hội bứt phá khi EVFTA được thực thi (18/07/2020)

>   Tuyển thầu làm nhà máy điện: Hầu hết ông chủ Trung Quốc mua hồ sơ (18/07/2020)

>   Doanh nghiệp khó khăn, người lao động tiếp tục mất việc (18/07/2020)

>   Phó thủ tướng: 'Giải phóng mặt bằng cao tốc Bắc Nam là khâu khó nhất' (17/07/2020)

>   Đến lượt xe nhập khẩu tặng khách 50% phí trước bạ (17/07/2020)

>   4 lần giành vị trí Quán quân Top 50 công ty niêm yết tốt nhất và bí quyết của Thế giới Di động (17/07/2020)

>   Đua lắp điện mặt trời trên mái nhà xưởng (17/07/2020)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật