Thứ Sáu, 10/07/2020 11:21

Ông Don Lam: Làm thế nào thu hút dòng vốn ngoại vào Việt Nam?

Trong báo cáo mới nhất của chuỗi bài về dòng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) mới vào Việt Nam hậu Covid-19, nhóm chuyên gia kinh tế của VinaCapital đã đưa ra những phân tích để lợi thế của Việt Nam có thể thu hút thêm nguồn vốn FDI sau dịch.

Dưới đây là những chia sẻ của ông Don Lam, Sáng lập viên - Tổng Giám đốc Tập đoàn VinaCapital.

Theo những phân tích trước về FDI, các chuyên gia công nghiệp trên thế giới cho rằng khoảng 20% năng lực sản xuất sẽ được chuyển dịch khỏi Trung Quốc sang các nước khác trong năm tới. Rõ ràng, không phải toàn bộ dòng dịch chuyển này sẽ đổ bộ vào Việt Nam nhưng Việt Nam có thể thu hút những khoản vốn FDI chất lượng cao dựa trên nhiều ưu thế .

Chi phí lao động thấp hơn Trung Quốc - thậm chí thấp hơn một nửa. Chất lượng lao động của Việt Nam có thể sánh ngang với Trung Quốc.

Theo nghiên cứu của tổ chức Xúc tiến Mậu dịch Nhật Bản (JETRO) và một số tổ chức khác, Việt Nam đạt được thành tựu lớn trong việc kiểm soát dịch bệnh, thu hút sự chú ý của toàn thế giới, đặc biệt là giới kinh doanh quốc tế. Việt Nam đạt thứ hạng tốt trong các phương thức đánh giá mà doanh nghiệp nước ngoài thực hiện khi cân nhắc đầu tư xây dựng nhà máy/ cơ sở sản xuất ở nước ngoài.

Những yếu tố quan trọng nào mà các doanh nghiệp sẽ cân nhắc khi quyết định đầu tư ra nước ngoài?

Đầu tiên, họ muốn nguồn cung lao động tốt. Họ muốn có đủ nhân lực để vận hành nhà máy mới và lý tưởng nhất là lao động lành nghề, có kinh nghiệm.

Tiếp theo, ở những địa điểm xây dựng nhà máy, họ cần hệ thống kho vận thuận tiện cho việc nhập khẩu nguyên vật liệu thô và linh kiện từ các nhà cung cấp, cũng như cho việc vận chuyển thành phẩm tới các đối tác và khách hàng.

Các doanh nghiệp nước ngoài cũng sẽ lựa chọn nhà đầu tư vào các quốc gia có hệ thống pháp lý linh hoạt và đơn giản, Chính phủ chào đón doanh nghiệp đầu tư và các thủ tục giấy tờ tinh giản nhất.

Cuối cùng, họ muốn đầu tư vào những quốc gia có tình hình chính trị và triển vọng kinh tế vĩ mô ổn định.

Việt Nam đạt chuẩn ở hầu hết yếu tố trên và đang nhanh chóng cải thiện tình hình với những yếu tố còn chưa đạt.

VinaCapital thấy còn nhiều yếu tố mà Chính phủ có thể cân nhắc thực hiện để Việt Nam hấp dẫn hơn nữa trong việc thu hút thêm nguồn vốn FDI.

Một trong số đó là đẩy nhanh tiến độ phát triển và cải thiện cơ sở hạ tầng do chi phí hậu cần của Việt Nam vẫn luôn nằm trong top cao nhất trong khu vực.

Xây dựng cảng nước sâu bên cạnh các khu công nghiệp sẽ giúp giải quyết bài toán về nhập khẩu nguyên vật liệu và xuất khẩu thành phẩm.

Phát triển các tuyến đường vành đai hợp lý xung quanh TPHCM và Hà Nội, giúp làm thông thoáng các khu vực trung tâm và kết nối tốt hơn với các khu vực đang phát triển ở vùng ven các thành phố này là chìa khóa để giảm bớt tăc nghẽn giao thông.

Nhằm hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế sau dịch, Chính phủ Việt Nam đang giải ngân để đẩy mạnh các dự án cơ sở hạ tầng.

Các dự án này cùng những giải pháp khác sẽ hỗ trợ Việt Nam thăng hạng trong chỉ số năng lực quốc gia về Kho vận của Ngân hàng Thế giới. Hiện, Việt Nam xếp hạng thứ 45.

Thuận lợi trong hoạt động kinh doanh là một yếu tố mà Chính phủ có thể thực hiện các cải thiện nhanh chóng.

Trong nghiên cứu mới đây của Ngân hàng Thế giới (World Bank) về tính thuận lợi cho kinh doanh, Việt Nam xếp hạng thứ 70, đứng trên Indonesia và Philippines, nhưng xếp sau Malaysia và Thái Lan.

Mặc dù đã có một số chính sách được áp dụng và tình hình được cải thiện đáng kể, trước mắt vẫn còn nhiều việc phải làm.

Trước mắt, nên tập trung cải thiện các thủ tục hành chính liên quan đến việc thành lập công ty, cấp giấy phép, chi trả thuế.

Về lâu dài, Chính phủ có thể cân nhắc một số đề xuất để giúp Việt Nam trở nên hấp dẫn hơn trong mắt nhà đầu tư nước ngoài.

Nên có một cơ quan xúc tiến đầu tư độc lập, phụ trách việc chủ động và linh hoạt quáng bá Việt Nam như điểm đến lý tưởng cho dòng vốn FDI trên phạm vi toàn thế giới. Chúng ta sẽ chủ động lựa chọn các dòng vốn phù hợp, thay vì ngồi đợi các khoản đầu tư đến Việt Nam.

Nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho người lạo động để đáp ứng các tiêu chuẩn của việc sản xuất ở tầm cao hơn.

Đầu tư vào hoạt động nghiên cứu, phát triển và nâng cấp các đại học chuyên ngành kỹ thuật, tạo ra đội ngũ lao động chất lượng cao để phục vụ việc sản xuất các sản phẩm phức tạp hay cung cấp các dịch vụ kỹ thuật cao. Chiến lược này đã rất thành công ở Trung Quốc.

Cuối cùng, Chính phủ có thể cân nhắc xúc tiến việc hình thành các cụm công nghiệp xung quanh các khu vực tiềm năng. Chiến lược cụm công nghiệp sẽ tạo ra lợi ích kép, vừa tối đa hóa vốn FDI, vừa củng cố niềm tin của doanh nghiệp để định vị sản xuất giá trị gia tăng cao hơn ngay tại quốc gia đó.

Chính phủ có thể tiếp tục đàm phán và tham gia vào các hiệp định thương mại tự do. Hiệp định thương mại tự do EU - Việt Nam (EVFTA) gần đây đã được phê chuẩn, sẽ hỗ trợ việc gỡ bỏ hàng rào thuế quan, tăng cường luật sở hữu trí tuệ và củng cố thêm mối quan hệ giữa Việt Nam và EU.

Việt Nam là quốc gia tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do nhất so với các quốc gia khác trên thế giới. Hiện nay, Việt Nam vẫn đang đàm phán để tham gia vào một số hiệp định tự do thêm nữa. Những thỏa thuận này là minh chứng rõ nhất thể hiện mong muốn hội nhập về mặt kinh tế của Việt Nam với thế giới.

Cuối cùng là vấn đề về thuế. Thông thường, các quốc gia áp dụng nhiều ưu đãi về thuế để thu hút đầu tư. Dĩ nhiên là ai cũng thích được giảm thuế. Nhưng thực tế là, các ưu đãi thuế quá lớn không phải điều cần thiết để Việt Nam tiếp tục đạt được thành công trong việc thu hút thêm vốn FDI. Nguồn thu từ thuế có thể sử dụng để phát triển hạ tầng, giáo dục, y tế và các lĩnh vực khác đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển bền vững của quốc gia.

* Ông Don Lam: Vốn FDI vào Việt Nam sẽ không chịu ảnh hưởng của xu hướng đảo ngược toàn cầu hóa

Hàn Đông ghi

FILI

Các tin tức khác

>   Chi phí logistics cao làm mất sức cạnh tranh của nông sản Việt (10/07/2020)

>   Điện một giá: Nhà giàu có thể lợi hơn dân nghèo (10/07/2020)

>   Thiếu điện đã 'gõ cửa' từ năm nay (10/07/2020)

>   Doanh nghiệp Nhật 'mách nhau' gì về lao động Việt Nam? (10/07/2020)

>   Điện mặt trời áp mái phát triển mạnh nửa đầu năm (10/07/2020)

>   Trợ giá ngàn tỉ cho xe buýt là không đủ (09/07/2020)

>   Thị trường bán lẻ điện cạnh tranh vẫn xa tít! (09/07/2020)

>   Xe buýt ngày càng 'thất thế' (09/07/2020)

>   Nghiêm cấm hãng hàng không bán vé không đúng slot được cấp (08/07/2020)

>   TP HCM được giữ nhiều ngân sách, Trung ương sẽ có thêm 345.000 tỷ (08/07/2020)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật