Thứ Tư, 10/06/2020 11:00

BWE - Ngôi sao trong ngành cấp nước

CTCP Nước - Môi trường Bình Dương (HOSE: BWE) là một doanh nghiệp tốt trong ngành cấp nước. Với doanh thu ổn định và cổ tức tiền mặt đều đặn, BWE hiện đang được coi là “vịnh tránh bão” cho giới đầu tư Việt Nam.

Triển vọng phát triển ngành cấp nước Việt Nam

Nhu cầu nước sạch đang gia tăng trong bối cảnh tốc độ đô thị hóa nhanh. Ngành cấp nước là ngành tiện ích thiết yếu, cung cấp nước sạch cho người dân và các doanh nghiệp, chính vì vậy có tính ổn định cao.

Theo quyết định số 2502/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính Phủ, định hướng quy hoạch về phát triển cấp nước cho các khu đô thị và công nghiệp Việt Nam đến năm 2025 là hướng đến các mục tiêu tỷ lệ tiếp cận nước sạch được cung cấp tập trung ở khu đô thị là 100% với tiêu chuẩn tiêu thụ 120 lít/người/ngày. Trong khi đó, tỷ lệ tiếp cận nước sạch an toàn ở nông thôn chỉ đạt 75%. Đây là những cơ hội lớn cũng như dư địa lớn cho việc tăng trưởng của các doanh nghiệp ngành cấp nước.

Hoạt động kinh doanh của các công ty cấp nước khá ổn định, các chỉ số sinh lợi tốt và cổ tức đều đặn hàng năm. Điều này giúp cổ phiếu trong ngành không chỉ thu hút các nhà đầu tư tổ chức mà còn hấp dẫn một bộ phận không nhỏ nhà đầu tư cá nhân.

Tỉnh Bình Dương có nhiều tiềm năng phát triển ngành cấp nước

Bình Dương đang là một trong những tỉnh dẫn đầu cả nước về mức độ thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Theo Cục Đầu tư nước ngoài thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong năm 2019, Bình Dương là tỉnh thu hút đầu tư nước ngoài thứ hai trong cả nước với 34.4 tỷ USD (chiếm 9.5% tổng vốn đầu tư), chỉ đứng sau Thành phố Hồ Chí Minh. Giới phân tích dự kiến Bình Dương sẽ tiếp tục duy trì sức hút trong năm 2020.

Nguồn vốn đầu tư nước ngoài ngày càng tăng cao là động lực thúc đẩy tốc độ gia tăng số lượng nhà máy sản xuất tại Bình Dương. Điều này cũng dẫn đến sự gia tăng dân số cơ học của tỉnh này trong nhiều năm gần đây. Theo Tổng Cục Thống Kê, năm 2019, tỉnh Bình Dương có tỷ suất di cư thuần dương cao nhất cả nước với hơn 489 nghìn người nhập cư nhưng chỉ có khoảng 38 nghìn người xuất cư khỏi tỉnh này trong 5 năm trước. Tốc độ tăng trưởng dân cư cao cùng mức độ công nghiệp hóa được đẩy mạnh đã làm cho nhu cầu sử dụng nước trong đời sống và sản xuất, xử lý rác thải công nghiệp tăng cao. Cụ thể, theo Tổng Cục Thống Kê, lũy kế 4 tháng đầu năm 2020, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 4.06% so cùng kỳ. Trong đó, ngành cung cấp nước, quản lý và xử lý rác thải, nước tăng 5.96%.

Nguồn: Cục thống kê tỉnh Bình Dương, Tổng Cục thống kê

Chú thích: Con số 87.71% có nghĩa là lĩnh vực khai khoáng giảm 12.29% so với cùng kỳ năm trước.

BWE là đơn vị cung cấp nước sạch hàng đầu tại địa phương

BWE hiện đang là công ty độc quyền cung cấp nước cho mọi hoạt động sản xuất và sinh hoạt tại tỉnh Bình Dương. Năm 2019, doanh nghiệp đã mở rộng khai thác thêm 276 km đường ống cấp nước các loại từ D60-D1400, cụ thể như sau:

Nguồn: Báo cáo thường niên của BWE

Bên cạnh đó, nhờ vào nguồn vay Quỹ Đầu tư Phát triển tỉnh Bình Dương, ngân hàng VietinBank và vốn tự có; BWE cũng không ngừng mở rộng công suất nhà máy để kịp cung cấp đủ nhu cầu của thành phố. Cụ thể, năm 2019, BWE đã đầu tư mở rộng công trình của ba nhà máy nước. Trong đó, công suất nhà máy nước Tân Hiệp được nâng lên 100.000m3/ngày đêm, nhà máy nước Nam Tân Uyên và nhà máy nước Uyên Hưng được mở rộng công suất tăng thêm lần lượt là 20.000m3/ngày đêm và 30.000m3/ngày đêm. Đây sẽ là động lực tăng trưởng cho BWE trong tương lai.

Kết quả kinh doanh tăng trưởng đều

Năm 2019 là một năm hoạt động khá ấn tượng của BWE khi cả doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế đều có mức tăng trưởng cao lần lượt là 15.83% và 46.46%. Có thể thấy rằng, không chỉ riêng năm 2019, doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp liên tục tăng trong suốt giai đoạn 2014-2019.

Dưới tình hình dịch bệnh Covid-19, hầu hết các doanh nghiệp đều rơi vào tình trạng khó khăn. Tuy nhiên, kết quả hoạt động kinh doanh quý 1/2020 của BWE được ghi nhận là tăng trưởng hơn so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể, doanh thu thuần quý 1/2020 đạt 733,119 triệu đồng, tăng 49.23% và lợi nhuận sau thuế đạt 131,669 triệu đồng, tăng 26.66% so với cùng kỳ năm 2019.

Nguồn: VietstockFinance

Định giá cổ phiếu và chiến lược đầu tư

Mức P/E và P/B của BWE đều nằm dưới mức trung bình của ngành. Điều này cho thấy khả năng tăng giá của cổ phiếu vẫn còn.

Nguồn: VietstockFinance

Sử dụng phương pháp P/E kết hợp với P/B và áp dụng tỷ trọng tương đương, chúng ta tính được mức định giá hợp lý của BWE là 32,801 đồng.

Như vậy, nếu giá thị trường vẫn nằm dưới mức 23,000 (chiết khấu khoảng 30% so với mức định giá) thì sẽ khá hấp dẫn để mua vào tích lũy cho mục tiêu đầu tư dài hạn.

Bộ phận Phân tích Doanh nghiệp, Phòng Tư vấn Vietstock

FILI

Các tin tức khác

>   IDC - Đa ngành giúp gia tăng sự ổn định (02/06/2020)

>   PHP - Thời thế chưa đến (01/06/2020)

>   DMC - Đã đến lúc mua vào? (28/05/2020)

>   KSB - Mỏ Tân Đông Hiệp đóng cửa không khiến doanh nghiệp đi xuống mạnh (25/05/2020)

>   DRC - Canh mua nếu giá về dưới mức 15,000 (21/05/2020)

>   POW - Điều chỉnh dài hạn nhưng giá vẫn còn cao (22/05/2020)

>   KBC - Cơ bản ổn, tăng trưởng tốt (12/05/2020)

>   DHC - Ngành bình thường, cổ phiếu phi thường (07/05/2020)

>   MPC - Trong nguy có cơ (05/05/2020)

>   HVN - Cất cánh nổi không? (27/04/2020)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật