Thứ Sáu, 29/05/2020 11:45

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 5 tăng 26.9%

Tháng 5/2020 là tháng đầu tiên cuộc sống trở lại bình thường sau giãn cách xã hội, cùng với kỳ nghỉ Lễ 30/4-1/5 nên hoạt động mua sắm hàng hóa, tiêu dùng của người dân có dấu hiệu tăng trở lại. Hoạt động thương mại, dịch vụ tháng 5 tăng mạnh 26.9% so với tháng trước nhưng vẫn giảm 4.8% so với cùng kỳ năm 2019.

Hoạt động thương mại, dịch vụ tháng 5 tăng mạnh 26.9% so với tháng trước

 

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 5 ước tính đạt 384.8 ngàn tỷ đồng, tăng 26.9% so với tháng trước và giảm 4.8% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Doanh thu bán lẻ hàng hóa đạt 311.1 ngàn tỷ đồng, tăng 17.3% và tăng 1.6%; doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống đạt 32.5 ngàn tỷ đồng, tăng 95.8% và giảm 33.8%; doanh thu du lịch lữ hành đạt 0.4 ngàn tỷ đồng, tăng 780.1% và giảm 87.8%; doanh thu dịch vụ khác đạt 40.8 ngàn tỷ đồng, tăng 91.3% và giảm 9.8%.

Tính chung 5 tháng đầu năm, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 1,913.9 ngàn tỷ đồng, giảm 3.9% so với cùng kỳ năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá giảm 8.6% (cùng kỳ năm 2019 tăng 8.5%).

Xét theo ngành hoạt động, doanh thu bán lẻ hàng hóa 5 tháng ước tính đạt 1,543.4 ngàn tỷ đồng, chiếm 80.6% tổng mức và tăng 1.2% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, lương thực, thực phẩm tăng 6.1%; đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình tăng 1.7%; may mặc giảm 2.7%; phương tiện đi lại giảm 7.4%; vật phẩm văn hoá, giáo dục giảm 8.2%.

Doanh thu bán lẻ hàng hóa 5 tháng đầu năm tăng nhẹ do các siêu thị, trung tâm thương mại bảo đảm cung ứng đầy đủ hàng hóa thiết yếu, không có biến động về giá, đồng thời người dân có xu hướng thay đổi hành vi tiêu dùng theo hình thức mua sắm trực tuyến.

Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống 5 tháng đầu năm ước tính đạt 175.3 ngàn tỷ đồng, chiếm 9.2% tổng mức và giảm 25.8% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2019 tăng 9.9%). Nhìn chung, các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú, ăn uống đã mở cửa trở lại sau giãn cách xã hội, tâm lý người dân đã bớt lo ngại, tuy nhiên so với cùng kỳ năm trước vẫn giảm mạnh do học sinh bắt đầu quay trở lại trường học, nhu cầu du lịch hè của các gia đình vào thời điểm này chưa cao.

Doanh thu du lịch lữ hành 5 tháng đầu năm ước tính đạt 8.3 ngàn tỷ đồng, chiếm 0.4% tổng mức và giảm 54.1% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2019 tăng 12.7%) do diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 trên thế giới, Việt Nam tạm dừng cấp thị thực cho người nước ngoài và du lịch nội địa chưa trở lại mạnh mẽ như cùng kỳ năm trước.

Doanh thu dịch vụ khác 5 tháng đầu năm ước tính đạt 186.9 ngàn tỷ đồng, chiếm 9.8% tổng mức và giảm 11.8% so với cùng kỳ năm 2019, trong đó doanh thu của Bà Rịa - Vũng Tàu giảm 28.6%; Đà Nẵng giảm 14.9%; Hải Phòng giảm 12.5%; thành phố Hồ Chí Minh giảm 12.3%; Hà Nội giảm 11.3%; Cần Thơ giảm 10.9%; Quảng Ninh giảm 9.5%.

Nhật Quang

FILI

Các tin tức khác

>   Thu hút FDI 5 tháng đầu năm 2020 giảm 17% so với cùng kỳ năm trước (29/05/2020)

>   Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 5/2020 tăng 11.2% so với tháng trước (29/05/2020)

>   Việt Nam sẽ ra sao nếu vốn FDI dừng đột ngột? (29/05/2020)

>   Xuất khẩu cá tra tiếp tục tăng trưởng âm (28/05/2020)

>   Luật PPP và thách thức đầu tư cơ sở hạ tầng (28/05/2020)

>   Hàng nội áp lực vì nhân dân tệ mất giá (28/05/2020)

>   World Bank: Kinh tế Việt Nam đang ở ngã ba đường (27/05/2020)

>   Hàng hoá qua cảng biển tăng trở lại (27/05/2020)

>   Bình Dương: Công ty bột giặt LIX bị đề nghị phạt 1 tỉ đồng vì vi phạm môi trường (27/05/2020)

>   Đề xuất gói vay ưu đãi 12.000 tỉ cho VNA: Nên 'cứu' chung các hãng? (27/05/2020)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật