Thứ Sáu, 29/05/2020 10:30

Thu hút FDI 5 tháng đầu năm 2020 giảm 17% so với cùng kỳ năm trước

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam (FDI) tính đến ngày 20/5/2020 bao gồm vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 13.9 tỷ USD, giảm 17% so với cùng kỳ năm trước.

Trong 5 tháng đầu năm 2020, Singapore tiếp tục là nhà đầu tư lớn nhất vào Việt Nam

Trong đó có 1,212 dự án được cấp phép mới với số vốn đăng ký đạt 7.4 tỷ USD, giảm 11.1% về số dự án và tăng 15.2% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước; có 436 lượt dự án đã cấp phép từ các năm trước đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với số vốn tăng thêm đạt 3.5 tỷ USD, tăng 31.4%; có 3,528 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị góp vốn gần 3 tỷ USD, giảm 60.9%.

Trong tổng số lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài có 715 lượt góp vốn làm tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp với giá trị vốn góp là 1.2 tỷ USD và 2,813 lượt nhà đầu tư nước ngoài mua lại cổ phần trong nước mà không làm tăng vốn điều lệ với giá trị 1.8 tỷ USD.

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện 5 tháng đầu năm ước tính đạt 6.7 tỷ USD, giảm 8.2% so với cùng kỳ năm trước, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 4,933.8 triệu USD, chiếm 73.6% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện; hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 721.3 triệu USD, chiếm 10.8%; sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí đạt 599.9 triệu USD, chiếm 9%.

Trong 5 tháng đầu năm, ngành sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí được cấp phép mới đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất với số vốn đăng ký đạt 4 tỷ USD, chiếm 53.8% tổng số vốn đăng ký cấp mới; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 2.8 tỷ USD, chiếm 37%, các ngành còn lại đạt 685.3 triệu USD, chiếm 9.2%. Nếu tính cả vốn đăng ký bổ sung của các dự án đã cấp phép từ các năm trước thì vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 5.8 tỷ USD, chiếm 53.3% tổng số vốn; ngành sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí đạt 3.8 tỷ USD, chiếm 35.3%; các ngành còn lại đạt 1.2 tỷ USD, chiếm 11.4%.

Đối với hình thức góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài, vốn đầu tư vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 1.1 tỷ USD, chiếm 35.6% tổng vốn; bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy đạt 624.5 triệu USD, chiếm 20.9%; hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ đạt 324.9 triệu USD, chiếm 10.8%; các ngành còn lại đạt 977.1 triệu USD, chiếm 32.7%.

Trong số 58 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư được cấp phép mới tại Việt Nam trong 5 tháng đầu năm, Singapore là nhà đầu tư lớn nhất với 4,318.5 triệu USD, chiếm 58% tổng vốn đăng ký cấp mới; Đài Loan 743.2 triệu USD, chiếm 10%; Trung Quốc 694.9 triệu USD, chiếm 9.3%; Đặc khu hành chính Hồng Công (TQ) 500.3 triệu USD, chiếm 6.7%; Hàn Quốc 441.7 triệu USD, chiếm 5.9%; Nhật Bản 221.1 triệu USD, chiếm 3%; Quần đảo Cay-man 100 triệu USD, chiếm 1.3%.

Nhật Quang

FILI

Các tin tức khác

>   Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 5/2020 tăng 11.2% so với tháng trước (29/05/2020)

>   Việt Nam sẽ ra sao nếu vốn FDI dừng đột ngột? (29/05/2020)

>   Xuất khẩu cá tra tiếp tục tăng trưởng âm (28/05/2020)

>   Luật PPP và thách thức đầu tư cơ sở hạ tầng (28/05/2020)

>   Hàng nội áp lực vì nhân dân tệ mất giá (28/05/2020)

>   World Bank: Kinh tế Việt Nam đang ở ngã ba đường (27/05/2020)

>   Hàng hoá qua cảng biển tăng trở lại (27/05/2020)

>   Bình Dương: Công ty bột giặt LIX bị đề nghị phạt 1 tỉ đồng vì vi phạm môi trường (27/05/2020)

>   Đề xuất gói vay ưu đãi 12.000 tỉ cho VNA: Nên 'cứu' chung các hãng? (27/05/2020)

>   Doanh nghiệp lo thiếu đơn hàng (27/05/2020)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật