Thứ Bảy, 23/05/2020 09:30

EVFTA là con đường hữu ích giúp khôi phục kinh tế nhưng hơi 'nhạt màu' vì Covid-19

Đó là một trong những nhận định của các chuyên gia về cơ hội Việt Nam có thể tận dụng để khôi phục kinh tế, tại tọa đàm trực tuyến “Hậu Covid-19, chuẩn bị gì để trở lại đường đua?” do Thời báo Kinh tế Sài Gòn và Hội Doanh nhân trẻ TPHCM tổ chức.

* ‘Cơ hội vàng’ nào cho kinh tế Việt Nam hậu Covid-19?

TS. Nguyễn Thị Thu Trang - Giám đốc trung tâm WTO và Hội nhập, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)

TS. Nguyễn Thị Thu Trang – Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, Việt Nam vẫn có cơ hội để phát triển xuất nhập khẩu, mặc dù cơ hội này không lớn như thu hút đầu tư FDI.

Thứ nhất, về cầu thì trong thời gian dịch bệnh, Việt Nam đã nâng được uy tín của mình từ việc kiểm soát tốt dịch bệnh, có sự ứng xử nhân văn với các nước đối tác, nước bạn.

Thứ hai, một số mặt hàng như lương thực thực phẩm, vật tư y tế, thiết bị máy tính có thế mạnh xuất khẩu thì nhu cầu trên toàn cầu cũng tăng lên.

Ngoài ra, ở thị trường EU, việc hiệp định EVFTA đi vào thực tế cũng tạo cho Việt Nam nhiều cơ hội. EU là thị trường xuất khẩu lớn, trên 400 triệu dân, nhưng là khu vực có sức mua lớn thứ 2 thế giới. Đặc biệt, các đối thủ cung cấp hàng hóa có tính cạnh tranh với Việt Nam tại EU như Trung Quốc đều chưa có hiệp định với nền kinh tế này.

Theo bà Thu Trang, đây là giai đoạn cần nghiên cứu lại chính thị trường trong nước, ổn định hệ thống và tận dụng việc chi phí vận chuyển và vận hành đang rẻ. Trong giai đoạn xuất khẩu còn mờ nhạt về tín hiệu hồi phục thì thị trường trong nước xứng đáng để các nhà sản xuất quan tâm và tập trung.

Các nước đang thu hút nhu cầu về mình, doanh nghiệp Việt Nam cũng nên chinh phục lại thị trường trong nước để đi hai chân, vừa tăng cường xuất khẩu vừa tăng cường tiêu thụ tại thị trường nội địa.

EVFTA hơi "nhạt màu" vì Covid-19

Bà Trang cho rằng nếu chỉ nhìn góc độ xuất khẩu, cơ hội lớn nhất cho Việt Nam từ hiệp định EVFTA là thuế quan, giúp hàng hoá cạnh tranh hơn về giá.

Khó khăn mà Covid-19 gây ra cho thương mại là làm giảm nhu cầu, tăng tính cạnh tranh ở nguồn cung. Do đó, khi EVFTA đi vào thực tế thì lợi thế về giá giúp Việt Nam có thêm một chút lợi thế trong việc cung ứng hàng hóa, nhưng nó không làm thay đổi nhu cầu. Hiệp định này giúp các nhà xuất khẩu Việt Nam một phần nhưng không khắc phục được hết những khó khăn mà họ đang đối mặt sau dịch bệnh.

Tuy nhiên, nếu biết cách tận dụng lợi thế sẽ giúp doanh nghiệp Việt Nam sống sót và tiếp tục duy trì sản xuất, kinh doanh. Bà Trang nhận xét không nên nghĩ EVFTA là "cây đũa vàng", nhưng nó là con đường hữu ích nếu tận dụng được. Dù vậy, EVFTA đã hơi "nhạt màu" vì tác động của Covid-19.

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan góp ý thêm, trước mắt, xuất khẩu từ Việt Nam sang liên minh châu Âu (EU) có thể bị sụt giảm, không đạt được như kỳ vọng được đặt ra trước khi có dịch bệnh mà ta trông chờ vào EVFTA, EVIPA. Thế nhưng, sự sụt giảm này chỉ trong ngắn hạn, về lâu dài sẽ tăng. Lâu nay, xuất khẩu nhiều nhưng 70% là đến từ khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (FDI).

Đã có ý kiến nêu ra là Việt Nam tiếp tục phát triển lĩnh vực như sản phẩm bảo hộ y tế (khẩu trang, đồ bảo hộ y tế, găng tay...), dược phẩm cho cả trong nước và xuất khẩu. Nhiều nước vẫn đang lo lắng giai đoạn 2 của dịch bệnh và có thể kéo dài đến mùa hè sang năm. Nỗi lo lắng về dịch bệnh chỉ có thể chấm dứt khi có vaccine, hoàn tất khâu thử nghiệm và được tổ chức sản xuất đồng loạt cho người dân

Trong khoảng thời gian này, doanh nghiệp cũng nên quan tâm đến hoạt động xuất khẩu lao động làm việc trong mảng chăm sóc người bệnh, người già cho các thị trường Nhật Bản, Đức... Đây là những sản phẩm, dịch vụ cần tiếp tục quan tâm cho xuất khẩu, song song đó vừa phát triển dịch vụ trong nước.

Tiếp đến là lĩnh vực lương thực thực phẩm, khi Tổ chức Nông lương thế giới (FAO) vẫn lo ngại nạn đói có thể xảy ra vì dịch cúm và tình trạng biến đổi khí hậu.

Tôi kỳ vọng vào việc nâng cao chuỗi giá trị ở trung hạn vì có thời gian phát triển để phát triển nội lực. Tôi mừng rằng mục tiêu phát triển nội lực đã được các vị lãnh đạo cấp cao nói nhiều và được luật hóa trong các nghị quyết và văn bản pháp luật trong thời gian vừa qua.

Nếu thu hút đầu tư FDI mà nhà đầu tư phải mang hết các thứ vào Việt Nam từ Trung Quốc thì Việt Nam cũng chưa được xem là điểm đến đầu tư hấp dẫn. Kỳ vọng 2-3 năm nữa, Việt Nam có thể làm được điều này”, chuyên gia Phạm Chi Lan nói thêm.

Cát Lam

FILI

Các tin tức khác

>   ‘Cơ hội vàng’ nào cho kinh tế Việt Nam hậu Covid-19? (22/05/2020)

>   Ngân hàng bật tín hiệu không tái cơ cấu nợ cho các dự án BOT (22/05/2020)

>   Bà bán phở 'ngồi cùng mâm' với doanh nghiệp tỉ USD? (22/05/2020)

>   Không nên 'trói' dự án bằng quy mô: Phân cấp mạnh mẽ về địa phương (22/05/2020)

>   Cam kết của EU đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam (22/05/2020)

>   12 dự án 'đắp chiếu' ngành công thương: Giải pháp nào khi không xử lý được tranh chấp hợp đồng EPC? (22/05/2020)

>   Thủ tướng họp bàn tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp dầu khí và hàng không (22/05/2020)

>   Yêu cầu thu hồi nộp ngân sách hơn 2.300 tỉ đồng (22/05/2020)

>   Bộ GTVT đề xuất dùng ngân sách thanh toán cho các trạm BOT bị phản đối (21/05/2020)

>   Bộ GTVT đề xuất nhiều mức miễn, giảm phí bảo trì đường bộ (21/05/2020)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật