Thứ Sáu, 22/05/2020 08:19

Thủ tướng họp bàn tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp dầu khí và hàng không

Chiều 21/5, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về các biện pháp tháo gỡ khó khăn cho Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) và Tổng công ty Hàng không Việt Nam (VNA).

* Doanh nghiệp dầu khí ‘trượt chân’ trong quý 1

* Doanh nghiệp dầu khí lên kế hoạch kinh doanh ra sao trước giá dầu lao dốc?

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại cuộc họp. Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Sau khi lắng nghe các ý kiến, trong đó có các phương án khắc phục khó khăn để tiến bước của PVN và VNA, phát biểu kết luận cuộc họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, trong bối cảnh nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, do đó, “chúng ta phải lo chung cho tất cả các đơn vị sản xuất kinh doanh trong cả nước”. Và vừa qua, Thủ tướng đã có hội nghị với cộng đồng doanh nghiệp theo hình thức vừa trực tuyến vừa trực tiếp. Chính phủ đã có nghị quyết tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.

Trong bối cảnh chung đó, Thủ tướng có cuộc làm việc đối với các tập đoàn, tổng công ty lớn, đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế và 2 doanh nghiệp hôm nay là những đơn vị đầu tiên. Thủ tướng cũng đã và sẽ tiếp tục có các cuộc làm việc với các địa phương, vùng kinh tế trọng điểm về phát triển kinh tế-xã hội.

Trước ảnh hưởng của dịch COVID-19, Thủ tướng cho rằng, PVN và VNA đã đoàn kết, quyết tâm cao, không nản chí, đặc biệt là có phương án chủ động khắc phục khó khăn để giữ hoạt động bình thường, trong khi nhiều doanh nghiệp dầu khí, hãng hàng không trên thế giới phải đóng cửa, phá sản, nhất là các doanh nghiệp lớn thì càng bị ảnh hưởng lớn.

Chia sẻ với các khó khăn, Thủ tướng cũng ghi nhận, đánh giá cao tinh thần của 2 doanh nghiệp “vượt qua thử thách, đón bắt thời cơ” và thực sự “có nhiều thời cơ phía trước chứ không phải bế tắc”. “Tinh thần ấy các đồng chí cần tiếp tục phát huy hơn nữa trong thời gian tới”.

Thủ tướng đề nghị 2 doanh nghiệp tiếp tục tái cơ cấu nội bộ, trong đó có tái cơ cấu thị trường, tái cơ cấu lao động, tiết giảm tối đa chi phí, nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động. Tăng cường quản lý kinh tế, chống thất thoát. Cố gắng giữ chân lực lượng lao động nòng cốt, ví dụ như hàng không cần giữ đội ngũ phi công hay bộ phận kỹ thuật…

Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành liên quan xắn tay áo cùng tháo gỡ khó khăn cho các tập đoàn Nhà nước quan trọng này, coi khó khăn của các tập đoàn như khó khăn của mình để tháo gỡ, tìm lối ra cách làm phù hợp. “Thủ tướng, các Phó Thủ tướng cũng sẵn sàng xắn tay áo cùng các đồng chí”.

Nói về tình hình thì dễ nhưng đưa ra giải pháp để tháo gỡ là trách nhiệm, bản lĩnh, trí tuệ của cán bộ, Thủ tướng đề nghị lãnh đạo tập đoàn tiếp tục phát huy tinh thần như trong thời gian qua, nêu cao vai trò đầu tàu,“xông trận” để xử lý, giải quyết.

Tại cuộc làm việc, Thủ tướng cho ý kiến đối với các kiến nghị cụ thể của PVN và VNA với tinh thần tháo gỡ vướng mắc, tạo điều kiện phát triển.

Nhật Quang

FILI

Các tin tức khác

>   Yêu cầu thu hồi nộp ngân sách hơn 2.300 tỉ đồng (22/05/2020)

>   Bộ GTVT đề xuất dùng ngân sách thanh toán cho các trạm BOT bị phản đối (21/05/2020)

>   Bộ GTVT đề xuất nhiều mức miễn, giảm phí bảo trì đường bộ (21/05/2020)

>   Việt Nam tiếp tục nhập siêu gần 1 tỷ USD (21/05/2020)

>   Cơ hội có một không hai để thoát khỏi thân phận đang phát triển (21/05/2020)

>   Đa dạng hóa chuỗi cung ứng: Không hoang phí nỗ lực đàm phán (21/05/2020)

>   Cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng chủ lực khi EVFTA có hiệu lực (21/05/2020)

>   EVFTA: Muốn phóng trên 'cao tốc' thì phải làm tốt 'đường gom', 'lối mở' (21/05/2020)

>   Panasonic dời dây chuyền tủ lạnh, máy giặt từ Thái Lan sang Việt Nam (21/05/2020)

>   Đề xuất bơm tiền thực cho doanh nghiệp vượt Covid-19 (21/05/2020)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật