Thứ Hai, 30/03/2020 11:11

TNG - Thách thức từ mọi mặt

CTCP Đầu tư và Thương mại TNG (HNX: TNG) là một trong những doanh nghiệp đã khẳng định được thương hiệu trong ngành dệt may Việt Nam. Tuy nhiên, dịch Covid-19 diễn biến ngày càng phức tạp đã khiến cho triển vọng TNG nói riêng và ngành dệt may nói chung xấu đi rất nhiều.

Chứng khoán cơ bản – Nền tảng vững chắc, đầu tư thành công

Phái sinh nhập môn - Kiếm tiền ngay cả khi thị trường lao dốc

Triển vọng ngành kém khả quan

Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu năm 2019 của ngành dệt may đạt 8% và kém hơn rất nhiều so với năm 2018. Sang năm 2020, ngành dệt may dự kiến sẽ tăng trưởng thấp hơn năm 2019 do nền kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn dẫn đến sức mua suy giảm, Mỹ đơn phương xóa bỏ các ưu đãi của WTO với nhiều nước và tình hình dịch Covid-19 ngày càng chuyển biến phức tạp.

Nguồn: VietstockFinance, Bộ Kế hoạch & Đầu tư và Bộ Công thương

Mỹ đơn phương xóa bỏ các ưu đãi của WTO gây thiệt hại lớn đến ngành dệt may. Theo Tổng cục Hải quan, tính đến hết tháng 12/2019, Mỹ tiếp tục là thị trường nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất từ Việt Nam với trị giá đạt 14.85 tỷ USD, tăng 8.4% so với năm 2018 và chiếm 45.2% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của cả nước; thị trường EU tiêu thụ 4.33 tỷ USD, tăng 4%; tiếp theo là thị trường Nhật Bản đã tiêu thụ 3.99 tỷ USD, tăng 4.7%; thị trường Hàn Quốc tiêu thụ 3.35 tỷ USD, tăng 1.7%; Trung Quốc tiêu thụ 1.59 tỷ USD, tăng 3.5%.

Ngày 11/2/2020, Cơ quan Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) thông báo chính quyền Mỹ đã thu hẹp danh sách các nước đang phát triển và kém phát triển nhất để giảm ngưỡng kích hoạt các cuộc điều tra của Mỹ về việc liệu các nước này có gây tổn hại tới các ngành công nghiệp Mỹ với việc trợ cấp xuất khẩu không công bằng hay không.

Động thái này đánh dấu sự từ bỏ chính sách thương mại của Mỹ trong 20 năm qua đối với các quốc gia đang phát triển, có thể dẫn tới các biện pháp trừng phạt nghiêm khắc hơn đối với một số nhà xuất khẩu hàng đầu thế giới.

Với quyết định trên, Mỹ đã xóa bỏ các ưu đãi của nước này đối với một loạt các quốc gia và vùng lãnh thổ đang phát triển (tự coi là nước đang phát triển hoặc được công nhận là nước đang phát triển), bao gồm Albania, Argentina, Armenia, Brazil, Bulgaria, Trung Quốc, Hong Kong (Trung Quốc), Colombia, Costa Rica, Gruzia, Ấn Độ, Indonesia, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Malaysia, Moldova, Montenegro, Bắc Macedonia, Romania, Singapore, Nam Phi, Hàn Quốc, Thái Lan, Ukraine và Việt Nam.

Động thái này gây thiệt hại lớn cho ngành dệt may khi mà Mỹ đang chiếm 45.21% kim ngạch xuất khẩu của ngành này năm 2019.

Nguồn: Tổng cục Hải quan

Dịch Covid-19 gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực. Dịch Covid-19 đã gây ra nhiều xáo trộn về kinh tế và xã hội. Ngành dệt may cũng không tránh khỏi việc bị ảnh hưởng mạnh.

Thứ nhất, thiếu nguồn nguyên liệu khi Trung Quốc bị ảnh hưởng nặng nề từ dịch bệnh. Đa số các doanh nghiệp dệt may nước ta đang phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu của nước ngoài và trong đó nhiều nhất là đến từ Trung Quốc. Nền kinh tế đang bị dịch bệnh tàn phá cũng như các chính sách thắt chặt giao thương của quốc gia này khiến dệt may Việt Nam lao đao.

Thứ hai, trong bối cảnh dịch Covid-19, hàng hóa nhập khẩu vào các nước EU và Mỹ bị ảnh hưởng đáng kể khi các thị trường này siết chặt các quy định kiểm soát biên giới để hạn chế sự lây lan dịch bệnh. Các biện pháp kiểm soát dịch sẽ ảnh hưởng đến tốc độ luân chuyển hàng hóa từ khâu xuất khẩu, vận chuyển, thông quan, lưu kho, bốc dỡ đến tiêu thụ hàng hóa; gây gián đoạn hoặc làm chậm trễ dòng chảy kinh tế - thương mại - dịch vụ.

Nhu cầu mua sắm hàng hóa không thiết yếu có khả năng sẽ suy giảm trong đó có cả các sản phẩm của ngành dệt may. Vì vậy, các nhà quản lý ở thị trường Mỹ và EU có động thái cân nhắc tạm ngưng nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam trong một khoảng thời gian để ổn định tình hình trong nước. Điều đó tác động xấu đến việc sản xuất và xuất khẩu mặt hàng này.

Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex) dự báo nhiều doanh nghiệp trong ngành sẽ mất khả năng thanh khoản vào cuối tháng 04/2020. Lao động thiếu việc làm từ 30% tới 50% trong tháng 04 và tháng 05/2020. Thiệt hại ước tính với ngành dệt may lên tới trên 5,000 tỷ đồng nếu 30% công nhân thiếu việc làm trong tháng 04/2020 và 50% công nhân thiếu việc làm trong tháng 05/2020. Nếu tình hình kéo dài thêm nữa thì mỗi tháng toàn ngành sẽ thiệt hại tới 3,000 tỷ đồng.

Tập đoàn Vinatex đưa ra giả thiết, nếu dịch Covid-19 kết thúc cuối tháng 05 và kinh tế phục hồi từ tháng 06/2020 thì ước tính ngành dệt may Việt Nam thiệt hại tổng cộng 11,000 tỷ đồng.

Làn sóng thoái vốn của quỹ ngoại

Kết quả kinh doanh tháng 02/2020 TNG thu về hơn 259 tỷ đồng doanh thu, tăng gần 57% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, doanh thu xuất khẩu tăng mạnh đạt 220 tỷ đồng, tăng 47% và doanh thu nội địa tăng 240% đạt 36 tỷ đồng chủ yếu là do các đơn hàng sản xuất khẩu trang trong mùa dịch Covid-19.

Dù kết quả kinh doanh tích cực và khả quan nhưng giá cổ phiếu TNG vẫn không thoát khỏi xu hướng giảm giá chung của toàn thị trường.

Đặc biệt, Asam Vietnam Mezzanine Focus Hedge Fund 1 đã đăng ký thoái toàn bộ hơn 3 triệu cổ phiếu TNG đang nắm giữ, tương ứng với tỷ lệ 4.67% số cổ phiếu đang lưu hành của Công ty. Với lý do thay đổi danh mục đầu tư, thời gian giao dịch dự kiến diễn ra từ ngày 25/03/2020 - 23/04/2020. Làn sóng thoái vốn trên có thể dự báo những đợt sụt giảm tiếp theo của giá cổ phiếu TNG.

Định giá cổ phiếu

Mức ROA và ROE của TNG nằm ở mức trung bình của ngành. Đây cũng là một cổ phiếu có vốn hóa thị trường thuộc dạng “vừa phải”. Tuy nhiên, giá cổ phiếu trong thời gian trước đây lại khá cao so với mức định giá.

Nguồn: VietstockFinance

Mức P/B và EV/EBITDA trung vị của các doanh nghiệp cùng ngành lần lượt là 0.93 và 3.99 lần, cùng kết hợp phương pháp định giá DDM, ta có mức định giá của TNG là 10,275 đồng.

Mức giá thị trường (market price) hiện tại của TNG đang có chênh lệch không quá lớn so với mức trên. Vì vậy, việc mua vào bắt đáy là không khả quan.

Chiến lược đầu tư

Sau khi tạo đỉnh vào tháng 07/2019, cổ phiếu TNG đã rơi rất sâu và phá thủng vùng hỗ trợ 11,000-12,000 (tương đương đỉnh cũ tháng 03/2018).

Hiện tại giá cổ phiếu đã phá trendline dài hạn (bắt đầu từ tháng 11/2012). Vì vậy, quá trình điều chỉnh sẽ còn tiếp tục trong ngắn hạn.

Việc bắt đáy có thể được xem xét nếu như giá về lại vùng 6,000-7,000 (tương đương đáy cũ tháng 01/2017).

Nguồn: VietstockUpdater

Bộ phận Phân tích Doanh nghiệp, Phòng Tư vấn Vietstock

FILI

Các tin tức khác

>   TLG - Canh mua ở vùng giá nào? (27/03/2020)

>   LHG - Nhỏ mà chất? (25/03/2020)

>   BVH - Đã tới lúc tham lam? (19/03/2020)

>   DHG - Giá vẫn còn cao? (17/03/2020)

>   GMD trượt dài! (12/03/2020)

>   FPT - Tăng nhiều liệu có đắt? (10/03/2020)

>   Phân tích kỹ thuật phiên chiều 19/02: Inverted Hammer xuất hiện (19/02/2020)

>   IMP - Tiềm năng lớn nhưng giá hiện tại không còn hấp dẫn (21/02/2020)

>   DIG - Hiệu quả sinh lời liên tục được cải thiện (19/02/2020)

>   VGT - Trong nguy có cơ (13/02/2020)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật