Thứ Năm, 20/02/2020 08:18

TP.HCM rà soát hàng loạt tài sản liên quan 21 vụ án

UBND TP.HCM có công văn chỉ đạo các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đăng ký tài sản trên địa bàn TP, kiểm tra và cung cấp thông tin các cá nhân và đơn vị liên quan đến 21 vụ án, trong đó có các vụ án trọng điểm.

* Nguyên Phó Chánh Văn phòng UBND TP.HCM bị bắt để điều tra vụ án liên quan 'đại gia' Diệp Bạch Dương

TP.HCM rà soát hàng loạt tài sản liên quan 21 vụ án - Ảnh 1.
Bị cáo Phạm Công Danh tại tòa - Ảnh: HOÀNG ĐIỆP

Thông tin thu thập sẽ được chuyển tải về Bộ Tư pháp, phục vụ việc thi hành án. 

UBND TP.HCM giao Sở Tài nguyên - môi trường chủ trì, phối hợp với các cơ quan chuyên môn của TP và UBND các quận, huyện kiểm tra và cung cấp thông tin các tài sản có liên quan trong đề nghị của Bộ Tư pháp.

TP cũng đề nghị Bộ Tư pháp và Bộ Công an chỉ đạo cung cấp thông tin về đăng ký ôtô, xe máy cũng như thông tin về các tài sản khác có liên quan tới các vụ án trên.

Theo phụ lục danh mục tài sản của các tổ chức, cá nhân phải thi hành án do Bộ Tư pháp cung cấp có liên quan tới 21 vụ án.

Trong đó, liên quan đến TP.HCM có các vụ án như vụ Hà Văn Thắm, Hứa Thị Phấn, vụ Phạm Công Danh, Trần Phương Bình, vụ Phan Sào Nam, vụ Đinh La Thăng, vụ Giang Kim Đạt, vụ Huỳnh Thị Huyền Như…

Ngày 12-2-2020, Bộ Tư pháp đã có văn bản đề nghị UBND các tỉnh thành trực thuộc trung ương kiểm tra và cung cấp thông tin về tài sản hiện đang thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng của tổ chức, cá nhân phải thi hành án nhưng chưa bị cơ quan có thẩm quyền tạm giữ, kê biên.

Đồng thời tạm dừng thực hiện các giao dịch đối với các tài sản trên.

Theo Bộ Tư pháp, thời gian qua Tổng cục Thi hành án dân sự và các cơ quan thi hành án dân sự đã tích cực phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan để thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế.

Riêng đối với các vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng theo dõi, chỉ đạo, thực tế cho thấy tỉ lệ thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát còn thấp.

Nguyên nhân do tài sản của người phải thi hành án có thể được đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng tại cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ở nhiều địa phương.

Ví dụ như ôtô, xe máy được đăng ký tại cơ quan công an, quyền sử dụng đất được đăng ký tại văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc sở Tài nguyên - môi trường... Nhưng các tài sản này chưa được cơ quan chức năng xác minh, làm rõ trong quá trình tố tụng và thi hành án.

TIẾN LONG

Tuổi trẻ

Các tin tức khác

>   NÓNG: Việt Nam đã có phác đồ điều trị hiệu quả đối với Covid-19 (19/02/2020)

>   Cảng hàng không thiếu khẩu trang, thiết bị y tế chống dịch cho nhân viên (19/02/2020)

>   Từ ngày 20-2, cửa khẩu Tân Thanh thông quan trở lại (19/02/2020)

>   Xử lý hơn 30.000 gian hàng trên chợ điện tử ‘thổi giá’ khẩu trang y tế (19/02/2020)

>   Bánh mì thanh long nở rộ tại Bình Thuận (19/02/2020)

>   Những chuyến xe vắng khách vì dịch corona (19/02/2020)

>   Du lịch khổ vì 'cứ thấy khách Trung Quốc là tháo chạy' (19/02/2020)

>   'Quyết đóng cửa nhà máy nhiệt điện than không nâng cấp công nghệ' (19/02/2020)

>   Nỗ lực vượt khó thời dịch bệnh (19/02/2020)

>   Các cửa khẩu biên giới phía Bắc đang tồn 567 container trái cây, thép, linh kiện (18/02/2020)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật