Thứ Tư, 12/02/2020 10:08

Giữa mùa dịch corona, bia giảm giá vẫn ế hàng

Thị trường bia đang chứng kiến sự sụt giảm doanh thu chưa từng có vì các sự kiện liên tiếp xảy tới như Nghị định 100 đi vào hiệu lực, dịch cúm virus corona bùng phát.

* Cổ phiếu bia bị 'bóp nghẹt' giữa hai gọng kìm Nghị định 100 và virus corona

* Bloomberg: Sau Nghị định 100, doanh số ngành bia VN giảm ít nhất 25%

10h sáng, Nam Anh, nhân viên tiếp thị bia tại một siêu thị ở Hà Nội loay hoay sắp xếp đi sắp xếp lại những lon bia trên kệ vì chẳng có khách để mời chào. Nghĩ đến cảnh tượng các gian hàng bia còn đầy ự hàng, khách mua thưa thớt khác hẳn với mọi năm, anh than thở: “Mấy ngày Tết đã ế, nay lại còn ế hơn".

Sau Tết, nhiều đại lý và cửa hàng bia tại các quận Cầu Giấy, Thanh Xuân, Đống Đa… đều có sức mua không cao, thậm chí nhiều nơi không có khách.

Sau Nghị định 100 là dịch cúm nCoV

Khảo sát tại một số cửa hàng bán lẻ, hiện bia Heniken có giá dao động từ 400.000 - 410.000 đồng/thùng, bia Tiger dao động quanh mức 330.000-340.000 đồng/thùng, bia Hà Nội có giá 235.000-245.000 đồng/thùng. Mức giá này thấp hơn trước Tết Nguyên Đán khoảng 5.000 -10.000 đồng nhưng vẫn cao hơn trong siêu thị.

Thị trường bia đang chứng kiến sự sụt giảm doanh thu chưa từng có vì các sự kiện liên tiếp xảy tới như Nghị định 100 đi vào hiệu lực, dịch cúm virus corona bùng phát. Ảnh: Quỳnh Thương.

Cụ thể, tại siêu thị Big C Thăng Long, một trong những nơi đang niêm yết mức giá bia bán lẻ hợp lý nhất tại Thủ đô, với mức giá thấp hơn từ vài nghìn đồng đến hơn 10.000 đồng/thùng.

Trong đó, bia Heineken thùng 24 lon giá gốc 391.500 đồng/thùng, giảm chỉ còn 384.000 đồng/thùng. Bia 333 có giá 241.000 đồng/thùng, bia Tiger niêm yết giá 329.900 đồng mỗi thùng, bia Saigon Special niêm yết giá 312.000 đồng/thùng.

Để kích thích mua sắm sau Tết, mặt hàng bia được bố trí cùng lúc tại 2-3 khu vực khác nhau, tại nhiều lối đi cho khách dễ thấy. Tuy nhiên, sức mua bia tại siêu thị vẫn khá trầm lắng, thậm chí nhiều khách hàng không để ý đến mặt hàng này.

Lý giải về sự sụt giảm giá bia, chị N. Hồng chủ một cửa hàng kinh doanh bia và nước giải khát trên đường Quan Nhân, Thanh Xuân chia sẻ: "Trước Tết, vì ảnh hưởng của Nghị định 100 nên lượng tiêu thụ bia thấp, giá bia giảm mạnh. Thêm vào đợt dịch virus corona mới đây nữa nên người dân ngại tụ tập, khách đã ít nay lại còn ít hơn ".

“Hàng tôi nhập về từ trước Tết đến bây giờ ra Tết vẫn chưa bán hết, bây giờ lại có thêm dịch nữa nên không biết bao giờ mới tiêu thụ hết số bia tồn này”, chị Hồng buồn bã nói.

Chủ cửa hàng này nói thêm, lượng bia tiêu thụ cho các nhà hàng là chủ yếu. Tuy nhiên, từ khi Nghị định 100 có hiệu lực lại cộng thêm dịch corona nên sức mua giảm mạnh, chỉ bán được 20% cho thị trường này nên hầu hết nhà phân phối cũng như đại lý phải tìm cách hạ giá để bán cho khách lẻ…

Đại lý than sức mua giảm 40-50%

Một chủ đại lý bia lớn trên địa bàn quận Cầu Giấy phản ánh, sau Tết là dịp nhiều sinh viên, cơ quan, công ty tổ chức mừng năm mới, khai xuân nên lượng bia tiêu thụ rất lớn. Song hiện tại, lượng bia bán ra của đại lý anh chỉ bằng 40-50% so với năm ngoái.

Theo nhiều chuyên gia nhận định, dịch bệnh và quy định mới về kiểm soát nồng độ cồn khi tham gia giao thông sẽ là đòn giáng mạnh vào thị trường bia. Ảnh: Quỳnh Thương.

Tình trạng tương tự cũng xảy ra ở các siêu thị lớn và các đại lý, tạp hóa nhỏ, lẻ. "Sau Tết âm lịch năm nay, các quán nhậu đìu hiu còn hơn cả khi có Nghị định 100. Một phần thời tiết mưa lạnh, phần nhiều là do người dân không tụ tập trong mùa dịch", anh Phạm Hùng chủ đại lý bia ở Đống Đa, Hà Nội lý giải.

Mới đây, bộ phận phân tích Công ty chứng khoán SSI (SSI Research) đánh giá, dịch bệnh là đòn giáng nặng nề vào ngành bia, vốn đang chịu ảnh hưởng lớn từ Nghị định 100 liên quan đến việc hạn chế tác hại của rượu bia (có hiệu lực từ ngày 1/1/2020).

Nhu cầu tiêu dùng bia sẽ chịu tác động lớn bởi dịch bệnh gây nên bởi virus corona. Cùng với đó, người tiêu dùng có xu hướng tránh đến những nơi công cộng, giảm tụ tập và chi tiêu bên ngoài, SSI Research cho biết.

Theo đó, hãng bia lớn ở miền Bắc, Habeco (HOSE: BHN) cũng có cổ phiếu sụt giảm đến gần 16% kể từ khi thị trường chứng khoán mở cửa trở lại (30/1) sau Tết Nguyên đán. Habeco vốn đã phải lo lắng về việc mất thị phần vào tay Sabeco và Heineken, thì nay lại phải đối diện nhu cầu tiêu thụ suy giảm vì người tiêu dùng lo ngại dịch bệnh.

Quỳnh Thương

Zing.vn

Các tin tức khác

>   Địa phương lo ế nông sản, siêu thị kêu không đủ bán (12/02/2020)

>   Giá heo hơi ngày 11/2: Miền Bắc đồng loạt giảm mạnh (11/02/2020)

>   Tôm Việt 'nằm chờ' Trung Quốc (11/02/2020)

>   Nhờ đâu siêu thị bán được 1.200 tấn thanh long, dưa hấu chỉ trong 1 tuần? (10/02/2020)

>   500 xe trái cây nằm chờ ở cửa khẩu Lạng Sơn (10/02/2020)

>   Tầm nhìn của con tôm (10/02/2020)

>   Thông quan hàng hóa có kiểm soát tại cửa khẩu Lào Cai (09/02/2020)

>   Hàng nghìn hécta lúa nguy cơ mất trắng vì hạn mặn (08/02/2020)

>   Cua Cà Mau rớt giá, thuỷ sản đi Trung Quốc tồn đọng lớn (07/02/2020)

>   Dịch Corona: Các doanh nghiệp logistics giảm chi phí lưu kho từ 10%-20% cho nông sản (07/02/2020)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật