Thứ Hai, 10/02/2020 16:29

DealStreetAsia: Tiki và Sendo đang đàm phán để hợp nhất

Nếu quá trình sáp nhập thành công, cả hai công ty sẽ loại bớt một đối thủ mạnh đồng thời tạo ra công ty mới đủ tiềm lực để đấu với các doanh nghiệp ngoại như Shopee và Lazada.

* Thương mại điện tử Việt Nam 2020 sẽ ra sao?

* Sàn thương mại điện tử đua kiếm khách từ mạng xã hội

* Những sàn thương mại điện tử nào đã 'chết' tại Việt Nam?

Theo DealStreetAsia, hai sàn thương mại điện tử nội địa lớn nhất của Việt Nam là Tiki và Sendo đang đàm phán về việc sáp nhập.

Trả lời Zing.vn, đại diện truyền thông của Tiki không phủ nhận thông tin trên và sẽ trả lời trong thông cáo báo gửi đến báo chí trong thời gian gần nhất. Trong khi đó, đại diện Sendo cho biết không chia sẻ thông tin về kế hoạch sáp nhập.

Một giám đốc điều hành yêu cầu giấu tên nói với DealStreetAsia cả hai bên đang đi đến bước định giá công ty cho quá trình sáp nhập.

Việc sáp nhập được dự báo có lợi cho cả Tiki và Sendo.

Tiki và Sendo đều xếp hạng cao về lượng truy cập và lượng tải xuống ứng dụng tại thị trường Việt Nam. Tuy vậy, áp lực cạnh tranh căng thẳng với Lazada của Alibaba và Shopee khiến hoạt động của hai sàn thương mại điện tử nội địa bị ảnh hưởng. Theo số liệu của iPrice, App Annie và SimilarWeb, hiện Shopee và Lazada đang đứng đầu về lượng người dùng hoạt động hàng tháng.

Nếu quá trình sáp nhập thành công, cả hai công ty sẽ loại bớt một đối thủ mạnh đồng thời tạo ra công ty mới đủ tiềm lực để đấu với các doanh nghiệp ngoại như Shopee và Lazada.

Tiki chủ yếu phục vụ cho người tiêu dùng sống ở các thành phố lớn như Hà Nội và TP.HCM. Đồng thời, khách hàng của Tiki được DealStreetAsia nhận định là am hiểu các loại hàng hóa hơn. Trong khi đó, Sendo phổ biến hơn đối với người dùng ở khu vực ngoại ô và nông thôn của Việt Nam.

Theo DealStreetAsia, các trang thương mại điện tử tại Việt Nam trụ lại được chỉ nhờ vào tiềm lực tài chính mạnh. Các doanh nghiệp đang gồng khoản lỗ rất lớn và được dự đoán sẽ tiếp tục lỗ thêm để duy trì vị trí của mình. Nếu không đủ tiền để "đốt", người nào bỏ cuộc, người đó trắng tay.

Quy mô doanh nghiệp càng mở rộng thì số tiền chịu lỗ của một trang thương mại điện tử ngày càng tăng. Năm 2016, Lazada chịu khoản lỗ 1.000 tỷ đồng đã gây kinh ngạc trong giới kinh doanh. Nhưng đến nay, Shopee, đối thủ của Lazada đang chịu khoản lỗ 2.000 tỷ đồng/năm.

Nếu như năm 2016, 4 doanh nghiệp lớn nhất trong ngành thương mại điện tử Việt Nam chịu 1.700 tỷ đồng tiền lỗ thì số tiền này đã lên 3.400 tỷ đồng năm 2017. Đến năm 2018, số tiền lỗ được đẩy lên mức 5.100 tỷ đồng. Tính đến cuối năm 2018, lỗ lũy kế của Tiki và Sendo lần lượt đạt 1.400 tỷ đồng1.300 tỷ đồng.

Trọng Hưng

Zing.vn

Các tin tức khác

>   Sắp đưa ra xét xử vụ án tham nhũng tại Công ty Đô thị Mỹ Tho (10/02/2020)

>   Kịch bản làm ăn hậu dịch bệnh corona (10/02/2020)

>   'Sương mù' phủ ngành thép, nỗi lo dịch bệnh khiến cổ phiếu Việt và giá hàng hóa lao đao (11/02/2020)

>   Các 'ông lớn' FDI lo ngại sản xuất bị ảnh hưởng bởi dịch virus corona (10/02/2020)

>   Việt Nam tìm ra cách phát hiện nhanh vi rút nCoV (10/02/2020)

>   Tầm nhìn của con tôm (10/02/2020)

>   Phá cơ sở sản xuất dung dịch rửa tay hoạt động 'chui' (09/02/2020)

>   Ngành du lịch đưa ra kịch bản hồi phục khi dịch nCoV suy giảm (09/02/2020)

>   Thông quan hàng hóa có kiểm soát tại cửa khẩu Lào Cai (09/02/2020)

>   Khách sạn thiệt hại vì nCoV (09/02/2020)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật