Thứ Sáu, 10/01/2020 10:29

Gỡ bỏ và kết nối: Từ khoá cho phát triển 2020

Dư địa quan trọng nhất của 2020 và những năm tiếp theo vẫn là cải cách thể chế, hai từ khoá cho sự phát triển của năm tới là gỡ bỏ và kết nối, gỡ bỏ rào cản và kết nối các nỗ lực phát triển.

Gỡ bỏ và kết nối: Từ khoá cho phát triển 2020
Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc (giữa) phát biểu tại diễn đàn.

Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc đã nhấn mạnh nội dung trên khi phát biểu tại diễn tại Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam thường niên 2019 (VBF 2019), diễn ra sáng 10/1 tại Hà Nội.

Vai trò và trách nhiệm đóng góp của cộng đồng doanh nghiệp FDI trong phát triển nhanh và bền vững là chủ đề của VBF lần này.

60% doanh nghiệp đang kinh doanh không có lãi

Đề cập những kết quả tích cực trong cải thiện môi trường kinh doanh năm 2019, ông Lộc cho rằng kết quả này thể hiện rất rõ qua số lượng doanh nghiệp tư nhân thành lập mới mấy năm liền đạt con số kỷ lục, qua con số kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam lần đầu tiên trong lịch sử vượt qua dấu mốc 500 tỷ đô la Mỹ, tỷ lệ tăng trưởng xuất khẩu của doanh nghiệp tư nhân Việt Nam năm 2019 vừa rồi cũng lần đầu tiên tăng gấp 4 lần so với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI)…

Tuy nhiên, theo ông Lộc, doanh nghiệp vẫn đang gặp không ít khó khăn từ môi trường kinh doanh, 60% doanh nghiệp đang kinh doanh không có lãi, 3 năm liền thu ngân sách từ khu vực doanh nghiệp đều không đạt dự toán...

Với hai từ khoá là gỡ bỏ và kết nối, đầu tiên với gỡ bỏ rào cản, Chủ tịch VCCI cho biết đã có đề xuất cụ thể trong 13 lĩnh vực, trong đó có chồng chéo và xung đột pháp luật.

Thời gian qua VCCI đã thực hiện việc thu thập, nhận diện, phân tích và làm rõ những điểm chồng chéo, xung đột giữa các quy định của pháp luật và đã có báo cáo cụ thể gửi Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội về 25 điểm xung đột, chồng chéo lớn giữa các đạo luật về đầu tư kinh doanh, ông Lộc cho biết.

Chủ tịch VCCI cũng nhấn mạnh, nếu tháo gỡ các rào cản hiện nay thì Việt Nam hoàn toàn có thể đạt được tốc độ phát triển cao hơn, tốc độ tăng trưởng GDP hoàn toàn có thể vượt mốc 7-8%/năm.

Về kết nối, Chủ tịch VCCI đề nghị các doanh nghiệp FDI coi liên kết với doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam là trách nhiệm xã hội của mình, nếu làm được điều này thì doanh nghiệp FDI sẽ cắm sâu rễ trong nền kinh tế Việt Nam và mở đường cho doanh nghiệp Việt bước lên nấc thang mới trong chuỗi liên kết toàn cầu.

Kiểm soát tham nhũng, giảm chi phí cho doanh nghiệp

13 giải pháp được VCCI đề xuất liên quan đến khởi sự kinh doanh, thuế, giấy phép xây dựng và giấy phép liên quan, đất đai và đăng ký bất động sản, cải cách tư pháp, giải quyết tranh chấp và phá sản, hạ tầng và tiếp cận điện năng, tiếp tục cải cách điều kiện đầu tư kinh doanh, xuất nhập khẩu hàng hoá và kiểm tra chuyên ngành, Kiểm soát tham nhũng, giảm chi phí cho doanh nghiệp, cổng dịch vụ công các cơ quan nhà nước, đảm bảo tính ổn định của chính sách, thúc đẩy cạnh tranh bình đẳng và minh bạch công tác thanh tra kiểm tra.

Về khởi sự kinh doanh, VCCI cho rằng cần tiếp tục đẩy mạnh việc đơn giản hoá các thủ tục hậu đăng ký doanh nghiệp như khai báo lao động, đăng ký bảo hiểm xã hội, mua hoá đơn, mở tài khoản ngân hàng, nộp lệ phí môn bài.

Biện pháp đơn giản hoá phù hợp nhất vẫn là liên thông hoặc kết hợp các thủ tục hành chính để các doanh nghiệp có thể làm nhiều thủ tục cùng một lúc. Ngoài ra, có thể bãi bỏ một số thủ tục không cần thiết như lệ phí môn bài, con dấu doanh nghiệp.

Trong lĩnh vực thuế, VCCI nêu quan điểm, các biện pháp cải cách cần tập trung vào một số vấn đề như đơn giản hoá quy định về thủ tục mua hoá đơn, tự in hoá đơn hoặc sử dụng hoá đơn điện tử. Cải thiện việc thực hiện thủ tục hoàn thuế, xin miễn giảm thuế và xin xác nhận nghĩa vụ thuế.

Việc liên thông, khắc phục chồng chéo các thủ tục hành chính của một dự án đầu tư xây dựng hiện nay cần là trọng tâm chính sách trong thời gian tới là đề xuất tiếp theo từ VCCI.

Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc cũng nhấn mạnh, vấn đề giảm tham nhũng vặt khi làm thủ tục hành chính và thanh tra kiểm tra cần tiếp tục được chú trọng giải quyết. Các giải pháp cần tập trung thực hiện là ứng dụng công nghệ thông tin để giám sát việc thực hiện thủ tục hành chính,  thanh kiểm tra công vụ thường xuyên, gắn chặt trách nhiệm kiểm soát tham nhũng với công tác đánh giá cán bộ.

Liên quan đến tính ổn định của chính sách, VCCI nhấn mạnh, nguyên tắc không hồi tố bất lợi cho doanh nghiệp và người dân phải được bảo đảm khi xây dựng các quy định pháp luật. 

Việc lấy ý kiến các dự thảo văn bản pháp luật cần được thực hiện một cách thực chất và thường xuyên, không ban hành, thay đổi chính sách một cách đột ngột. Thêm vào đó, các loại giấy phép quyền kinh doanh cũng cần được kéo dài thời hạn hoặc không xác định thời hạn nhằm giúp ổn định môi trường đầu tư kinh doanh cho doanh nghiệp.

Hà Vũ

VnEconomy

Các tin tức khác

>   SSI Research: Nhu cầu thép 2020 tăng trưởng chậm, làn sóng bảo hộ có thể tiếp diễn (10/01/2020)

>   Giá đất xây dựng nhà xưởng lên theo thương chiến Mỹ - Trung (10/01/2020)

>   Thúc đẩy hơn nữa xuất khẩu nông, thủy sản sang Hồng Kông (10/01/2020)

>   Viễn Thông A 'dừng bước' ở tuổi 22 (09/01/2020)

>   Đang tiếp tục điều tra Asanzo dấu hiệu buôn lậu, giả mạo xuất xứ (09/01/2020)

>   SSI Research: Ngành sữa dự báo tăng trưởng một con số trong năm 2020 (09/01/2020)

>   Hạn chế xe khách vào trung tâm TP.HCM (09/01/2020)

>   Tên lửa bay, chứng khoán rớt, dầu - vàng lên giá (09/01/2020)

>   Điện mặt trời áp mái phải 'tự chịu rủi ro' chính sách (09/01/2020)

>   Kim ngạch thương mại Việt Nam - Lào tăng vượt mức kế hoạch (09/01/2020)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật