Thứ Tư, 04/12/2019 13:08

Tạo ra thỏa thuận thương mại có lợi cho Mỹ quan trọng hơn thời điểm tiến tới thỏa thuận

Hôm thứ Ba (03/12), Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross phản bác việc áp đặt hạn chót tiến tới thỏa thuận thương mại với Trung Quốc và tung ra “đòn đánh” mới nhất vào gã khổng lồ viễn thông Huawei của Trung Quốc, qua đó càng làm hy vọng tiến tới thỏa thuận thêm mong manh hơn.

Ông Ross nói với Reuters rằng việc tạo ra một thỏa thuận thương mại có lợi cho Mỹ còn quan trọng hơn là gấp rút tiến tới thỏa thuận trước khi kết thúc năm 2019 hoặc thậm chí năm 2020.

Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross

Bộ trưởng Thương mại Mỹ cho biết hai nền kinh tế lớn nhất thế giới vẫn cần phải cân nhắc về những điều khoản chi tiết như vấn đề Trung Quốc mua nông sản Mỹ, một số vấn đề cấu trúc và cơ chế thực thi nhằm tiến tới thỏa thuận thương mại tạm thời mà Tổng thống Mỹ Donald Trump hy vọng hoàn tất trong tháng trước.

Phát biểu trong ngày thứ Ba (03/12), ông Trump cho biết có lẽ tốt hơn nên chờ đến sau cuộc bầu cử năm 2020 rồi mới tiến tới thỏa thuận thương mại với Trung Quốc, qua đó đẩy thị trường tài chính đi xuống.

“Điều mà ông ấy muốn nhấn mạnh là chúng ta cần có một thỏa thuận hợp lý và việc tiến tới thỏa thuận trong tháng 12 này hoặc tháng 12/2020, hoặc một ngày nào khác không quan trọng bằng việc tiến tới thỏa thuận đúng đắn cho nước Mỹ”, ông Ross cho biết trong một cuộc phỏng vấn ở New York.

“Điều quan trọng là cách triển khai thỏa thuận”, ông nói. “Thành thật mà nói, nếu chúng ta không tiến tới thỏa thuận với Trung Quốc ngay lúc này, thì sẽ mất khoảng thời gian rất dài mới có thỏa thuận”.

Rất ít đời Tổng thống Mỹ sẵn lòng chịu đựng “những áp lực và căng thẳng” từ việc đàm phán với Trung Quốc, ông Ross nói thêm.

Ông kỳ vọng Tổng thống Trump sẽ tái đắc cử trong cuộc bầu cử năm 2020. Nhưng nếu ông Trump thua cuộc và không có thỏa thuận với Trung Quốc, đây sẽ là vấn đề không của riêng ai.

Quyết định cuối cùng sẽ tùy thuộc vào Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, ông Ross lưu ý. “Chúng tôi chỉ đề xuất. Chúng tôi không phải là người đưa ra quyết định cuối cùng”, ông nói.

Ông cũng nhắm đến Huawei – vốn đang nằm trong danh sách đen về thương mại của chính quyền Mỹ. Ross cho rằng Huawei đang khuyến khích các nhà cung ứng vi phạm luật của Mỹ bằng cách khuyên họ chuyển hoạt động sản xuất ra nước ngoài để tránh các lệnh trừng phạt từ phía Mỹ. 

Vẫn có khả năng áp thuế lên xe hơi

Ông cũng gạt bỏ mối đe dọa từ khả năng Liên minh châu Âu (EU) đáp trả lại việc Mỹ áp thuế lên 2.4 tỷ USD hàng hóa của Pháp vì thuế dịch vụ kỹ thuật số, và các sản phẩm khác của châu Âu vì cáo buộc trợ cấp cho hãng sản xuất máy bay Airbus.

Châu Âu có chính sách mang hơi hướng bảo hộ thương mại nhiều hơn cả Mỹ, ông Ross cho biết. Trong 21 sản phẩm giao dịch nhiều nhất giữa Mỹ và châu Âu, có tới 17 sản phẩm chịu thuế cao hơn ở châu Âu.

Đã có sẵn cuộc chiến thuế quan từ trước rồi. Vấn đề duy nhất là chúng ta không tự bảo vệ mình. Chúng ta đã chấp nhận sự bất lợi này”, ông nói.

Ông Ross nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc sử dụng hàng rào thuế quan làm đòn bẩy để chống lại những quốc gia mà Washington cho là đang lợi dụng những nguyên tắc thương mại toàn cầu lỗi thời và khiến các công ty Mỹ khó lòng cạnh tranh.

Ông cho biết chính quyền Trump không loại bỏ khả năng áp hàng rào thuế quan lên xe hơi nhập khẩu sau khi để giai đoạn rà soát kết thúc trong tháng 11/2019 mà không đưa ra động thái nào.

“Chúng tôi đã và đang thương lượng với từng công ty”, ông Ross cho biết. “Có thể có hoặc có thể không cần tới hàng rào thuế quan”.

Ông Trump không thông báo áp thuế mới sau giai đoạn rà soát kéo dài 6 tháng kết thúc vào giữa tháng 11/2019. Trước đó, Bộ Thương mại Mỹ đã điều tra liệu hoạt động nhập khẩu xe hơi có tạo ra mối đe dọa đến an ninh quốc gia hay không.

Ông Trump cũng dọa áp thuế lên đến 25% đối với xe hơi nhập khẩu.

Thuế kỹ thuật số của Pháp

Ngoài ra, ông Ross cho rằng thuế kỹ thuật số của Pháp nhắm thẳng đến các công ty Mỹ một cách không công bằng. Bộ trưởng Thương mại Mỹ nhận định các quốc gia châu Âu nên tập trung vào việc phát triển công nghệ của chính họ thay vì đi trừng phạt các công ty Mỹ.

Pháp áp thuế 3% đối với doanh thu từ dịch vụ kỹ thuật số của các công ty có hơn 25 triệu Euro (tương đương 27.86 triệu USD) doanh thu ở Pháp và 750 triệu Euro (tương đương 830 triệu USD) trên toàn thế giới.

Trong ngày thứ Hai (02/12), Chính phủ Mỹ cho biết họ có thể áp hàng rào thuế quan lên đến 100% đối với 2.4 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Pháp, bao gồm rượu sâm banh, túi xách, phô mai và các sản phẩm khác, sau khi kết luận thuế dịch vụ kỹ thuật số của Pháp sẽ gây thiệt hại cho các công ty công nghệ.

Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ cho biết cuộc điều tra theo “Mục 301” phát hiện ra thuế kỹ thuật số của Pháp “không phù hợp với nguyên tắc hiện hữu của chính sách thuế quốc tế và đột ngột tạo ra ảnh hưởng xấu đến các công ty Mỹ nằm trong diện chịu thuế”, bao gồm Google của Alphabet, Facebook, Apple and Amazon.com.

Vương Đông (Theo Reuters)

FILI

Các tin tức khác

>   Mỗi 'công dân toàn cầu' ôm nợ 32.500 USD (04/12/2019)

>   Tương lai mịt mờ nếu Mỹ triển khai áp thuế vào ngày 15/12 (04/12/2019)

>   200 quốc gia cam kết chống khủng hoảng khí hậu (04/12/2019)

>   Phe Dân chủ tung 300 trang tài liệu tố ông Trump phá hoại nước Mỹ (04/12/2019)

>   Ông Trump: Có lẽ tốt hơn là chờ đến sau bầu cử rồi mới tiến tới thỏa thuận với Trung Quốc (03/12/2019)

>   Ấn Độ sẽ 'hốt bạc' nhờ thị trường du lịch y tế? (04/12/2019)

>   Sau Trung Quốc, ông Trump nhắm đến những đồng minh lâu năm của Mỹ (03/12/2019)

>   Mỹ dọa áp thuế 100% lên 2.4 tỷ USD hàng hóa từ Pháp (03/12/2019)

>   Đâu là lối thoát cho nền kinh tế thế giới đang chìm ngập trong nợ nần? (02/12/2019)

>   Cơn sốt đầu cơ điên cuồng, ngân hàng họp khẩn báo động (02/12/2019)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật